• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Tình người lay chuyển phong tục cổ hủ trên đèo Lò Xo

29/11/2015, 06:22

Ai lỡ bị TNGT trên đèo Lò Xo liền được người dân nơi đây kêu gọi nhau tập trung cứu người bị nạn.

8

Người dân đèo Lò Xo đã tích cực tham gia cứu giúp người tham gia giao thông gặp nạn

Ai lỡ bị TNGT trên đèo Lò Xo (Kon Tum) liền được người dân nơi đây kêu gọi nhau tập trung cứu người bị nạn. Nhưng ít ai biết rằng, khoảng 15 năm về trước, vì một phong tục cổ hủ, nạn nhân TNGT trên đèo Lò Xo luôn bị người dân từ chối giúp đỡ.

Những câu chuyện cảm động

Ngày 19/11, PV Báo Giao thông được tham gia vụ vây bắt bốn kẻ cướp taxi Lâm Đồng bị CSGT trên đèo Lò Xo chặn bắt. Cuộc truy lùng với diện tích hàng chục km2­­­, toàn núi cao, dốc sâu, nhưng có hàng đoàn người là dân quân, thanh niên vây bắt cướp. Hỏi ra, mới biết, khi hay tin có cướp taxi, toàn dân hai xã Đắk Pét và Đắk Man nằm dọc 20 km đèo Lò Xo đã tự nguyện bỏ công việc, cùng nhau bắt cướp.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng, Tổ trưởng Tổ TTKS đèo Lò Xo, Trạm CSGT Ngọc Hồi cho biết, người dân nơi đây nhiệt tình giúp người và có tinh thần cảnh giác rất cao. 8h20 ngày 19/11, chính những người dân xã Đắk Man đã báo cho CSGT biết, cách đỉnh đèo Lò Xo 13 km về phía Kon Tum, có một thanh niên khả nghi vừa lên xe khách, giúp lực lượng CSGT bắt được tên cướp thứ hai trên đỉnh đèo Lò Xo. Mỗi khi có tai nạn, va chạm giao thông, người dân nơi đây lại nhiệt tình gọi nhau đưa người bị nạn đi cấp cứu, bảo vệ hiện trường và báo cho lực lượng công an.

2
Cán bộ và nhân dân đang xuống vực sâu cứu người TNGT

“Không chỉ tham gia cứu nạn, người dân còn thường xuyên nấu cơm mang cho người lỡ bị TNGT trên đèo Lò Xo. Điển hình nhất là gia đình anh Võ Văn Thỉnh, cứ mỗi khi xe tải, xe khách bị hỏng trên đèo là tài xế lại được anh ấy cho ở nhờ, nấu ăn nhờ. Anh Thỉnh còn thường xuyên cứu nạn, tự nguyện nấu ăn miễn phí cho người bị nạn”.

Anh Xiêng Var Thiên
Trưởng công an xã Đắk Man

Anh Ngô Văn Giáp, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Măng Khênh nhớ lại, cuối tháng 6, xảy ra vụ lật xe khách giường nằm BKS 48B-000.16, xe khách rơi xuống vực thuộc đèo Lò Xo. Lúc đó là giữa trưa, nhưng nghe tin xe khách lật đèo, gần 50 người rơi xuống vực sâu 30 m, người dân xã Đắk Man đã giục nhau đến hiện trường, tìm cách đưa người bị nạn lên đường lớn để xe cứu hộ đưa đi cấp cứu.

“Người dân đã hỗ trợ rất tích cực cho lực lượng chức năng cứu người bị nạn, rồi gom hết hành lý của hành khách để bàn giao cho Công an huyện. Lúc đang gom góp hành lý, phát hiện một kẻ lạ mặt lăng xăng lục lọi, người dân liền đuổi đi nơi khác. Tinh thần tương thân, tương ái của người dân nơi đây thật cảm động”, anh Giáp nhìn nhận.

Ông Lê Tư, đại diện chủ xe khách BKS 48B-000.16 khi tới hiện trường ngạc nhiên khi thấy hành lý của khách được bảo toàn nguyên vẹn, khác hẳn thực trạng thường thấy tại một số nơi, khi có TNGT, có nhiều kẻ xấu đến “hôi của”. “Đến chiều tối, công tác cứu hộ tạm kết thúc, người dân lặng lẽ bảo nhau đi về. Tôi liền chạy theo cảm ơn và thay mặt chủ xe có ý bồi dưỡng cho mọi người, nhưng ai cũng từ chối. Có người còn nói: “Mình thấy người bị nạn, mình cứu, lấy tiền là có tội đó!”, ông Tư xúc động.

3
Lực lượng CSGT không chỉ TTKS còn tích cực cứu người trên đèo Lò Xo

Ông A Thẹ, Bí thư Đảng ủy xã Đắk Man nhớ lại, chiều 16/11, theo kế hoạch họp Đảng ủy xã, nhưng đã quá giờ họp mà Chủ tịch xã và vài cán bộ không thấy đến. “Lúc sau mình thấy Chủ tịch xã và mấy cán bộ chạy vội đến cuộc họp mà bùn đất lấm lem quần áo. Mình hỏi, thì họ nói có người đi xe máy BKS tỉnh Gia Lai qua đèo Lò Xo bị ngã. Người không bị thương, nhưng xe bay xuống miệng cống thoát nước ngang đường, nên anh em cán bộ phải giúp họ trước, còn việc họp để sau cũng được. Bởi vậy, cán bộ xã mình đã nhận được 28 giấy khen về tinh thần cứu hộ, cứu nạn rồi đó”, ông A Thẹ vui vẻ nói.

Cán bộ gương mẫu, người dân noi theo

Anh Xiêng Var Thiên, Trưởng công an xã Đắk Man tâm sự, anh sinh ra và lớn lên trên đỉnh đèo Lò Xo này, nên biết tấm lòng người dân nơi đây rất tốt. Nhưng ngày xưa, có phong tục cổ hủ, nên lòng tốt người dân không được thể hiện bằng công việc cụ thể.

“Khoảng 15 năm về trước, bà con trên đỉnh đèo có quan niệm người chết vì tai nạn, như TNGT, bom mìn, thú rừng cắn chết… là không được ai cứu giúp, trừ người nhà nạn nhân. Nếu mình cứu giúp, cái hồn oan uổng đó sẽ nhập vào mình, bắt mình đi theo nó. Thậm chí, có làng còn không cho khiêng người chết qua địa phận làng mình. Có người không may bị chết trong rừng, nếu đưa về đường gần nhất chỉ mất vài ba giờ thôi, nhưng do không được đi qua làng khác, nên người nhà nạn nhân phải mất cả ngày, cắt rừng mở lối, đi qua những ngọn núi cao để đưa người thân xấu số về nhà làm lễ an táng. Vì vậy, trước đây người dân rất sợ cứu giúp nạn nhân TNGT trên đường Hồ Chí Minh qua đỉnh đèo Lò Xo này”.

1
Tình người đã giúp đường HCM qua đèo Lò Xo thêm gần gũi

Nhưng từ đầu những năm 2000, đường Hồ Chí Minh qua đèo Lò Xo được mở rộng, ô tô, xe máy ngày càng nhiều hơn, TNGT cũng nhiều hơn. Khi ấy, cán bộ xã họp dân tuyên truyền về tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ người hoạn nạn. Lúc đầu, người dân chưa nghe, vì phong tục cổ hủ ấy đã ăn sâu bao đời rồi. Thế là, cứ có TNGT, lãnh đạo xã Đắk Man huy động cán bộ xã ra cứu hộ trước.

“Rồi đến lúc đường Hồ Chí Minh rộng đẹp, lực lượng CSGT được tăng cường lập chốt trên đỉnh đèo. Ngoài công tác TTKS, lực lượng CSGT còn thường xuyên tham gia cứu người, đưa người bị thương đi bệnh viện. Tuy nhiên, người dân vẫn nghĩ đó là việc làm của cán bộ. Đến khi có những người nhà của người dân trên đỉnh đèo Lò Xo bị TNGT, thấy cán bộ xã, cán bộ CSGT, trạm thú y lăn xả cứu nạn người thân họ, người dân cảm kích vô cùng. Và đến bây giờ, cứ nghe cán bộ kêu gọi đi cứu nạn, người dân bỏ hết công việc đi theo”, anh Thiên phấn khởi cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.