• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Chung tay vì ATGT

Thương binh 13 năm tình nguyện gác chắn tàu cứu người

29/04/2019, 18:33

13 năm nay, ông Bùi Tiến Đông lặng lẽ cảnh giới đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu.

Vợ chồng ông Đông hạnh phúc bên nhau


Ám ảnh cái chết thương tâm của cô gái trẻ

Cứ đến xã Nghi Kim, hỏi thăm ông Bùi Tiến Đông (SN 1947, trú xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An) gác tàu ai cũng biết, bởi 13 năm nay, dù trời nắng hay mùa đông mưa giá rét ông vẫn lặng lẽ cảnh giới đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu đi qua cung đường ngang dân sinh thuộc Km 314 + 550 ở xã này.

Mỗi ngày, điểm đường ngang nơi ông Đông gác chắn có hàng nghìn công nhân và người dân qua lại, trong khi trung bình có 14 chuyến tàu khách và 21 chuyến tàu hàng chạy qua, vì vậy nguy cơ xảy ra TNGT khi không có người cảnh giới rất cao. Vì thế, suốt 13 năm qua, bất kể trời nắng hay mưa, đông hay hè, ông Đông đều có mặt tại gác chắn đường sắt lúc 5h30 sáng và trở về nhà khi chuyến tàu cuối cùng trong ngày qua chắn an toàn. Cũng không ít lần, ông Đông cứu giúp những người đi đường thoát khỏi “bàn tay tử thần”.

“Cách đây khoảng 4 năm, vào một ngày đầu tháng Giêng, có đôi vợ chồng trẻ người huyện Yên Thành chở nhau về thăm gia đình. Khi họ vừa tới đường ray cũng là lúc xe bỗng dưng chết máy. Thời điểm đó, tàu đã hú còi từ phía xa báo hiệu sắp tới nơi, tôi vội vàng chạy lại đẩy mạnh chiếc xe máy từ phía sau, đôi vợ chồng trẻ ngã ra khỏi đường ray. Cùng lúc đó, đoàn tàu lao tới, may mắn cả 3 chúng tôi thoát nạn”, ông Đông kể.

Ông Đông bảo, vất vả ông không sợ, sợ nhất là người tham gia giao thông cố vượt đường ray khi tàu sắp đến. “Nhiều hôm trời mưa, giá rét, công nhân bật lửa ga tan ca rất đông. Tôi đã giơ cờ báo hiệu tàu sắp đến, nhưng một số thanh niên vẫn cố tình qua đường, theo phản xạ tôi đẩy mạnh họ về phía trước, may mắn người vừa qua thì tàu cũng vừa đến. Các cháu tái mặt vì sợ, còn tôi nhẹ nhàng khuyên nhủ, từ đó đến nay, thấy tôi vẫy cờ là họ dừng lại”, ông Đông cười nói.

Cảm phục trước việc làm của ông Đông, công nhân nhà máy sản xuất bật lửa ga có dịp về quê đều gửi biếu ông cân nếp, con gà, bó chè... làm quà.

“Cách đây hơn 1 tháng, tôi bị TNGT phải nằm viện điều trị. Cũng may, thời điểm này, ngành đường sắt lắp gác chắn tự động nên tôi cũng yên tâm nghỉ ngơi dưỡng thương”, ông Đông nói.

Cựu binh “ôm rơm dặm bụng”

Giám đốc Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh Cao Tiến Hùng cho biết: Việc làm của ông Bùi Tiến Đông rất đáng biểu dương. Từ ngày ông tự nguyện đảm nhận gác chắn đường sắt, cung đường ngang dân sinh thuộc Km 314 + 550 đã giảm hẳn TNGT. Ông Đông xứng đáng là gương sáng điển hình về người tốt, việc tốt trong đảm bảo ATGT đường sắt.


Ông Đông bảo, nhiều người thắc mắc vì sao ông “ôm rơm dặm bụng” suốt hơn chục năm qua, nhưng ông chỉ nghĩ, còn sức - còn giúp ích cho đời được, thì ông còn làm. “Có lẽ bản tính người bộ đội Cụ Hồ là thế”, ông nói giản dị.

17 tuổi, ông tình nguyện viết đơn gia nhập quân ngũ. Sau những năm tháng chiến đấu ở những chiến trường khốc liệt nhất như B5 (chiến trường Bình Trị Thiên), ông đã từng bị một mảnh đạn găm vào đầu, phải dưỡng thương ở bệnh viện một thời gian dài nhưng vẫn trở lại chiến trường cùng đồng đội đánh tan kẻ thù góp phần giải phóng miền Nam. Năm 1975, sau khi non sông thống nhất, ông Đông chuyển công tác về Trung đoàn 105, QK4 đóng tại Nghệ An.

Đầu năm 1976, Trung đoàn 105 chuyển lên huyện Đô Lương (Nghệ An) xây dựng xưởng sữa chữa quân khí. Những năm tháng công tác ở đây, ông quen bà Tăng Thị Liễu (SN 1950) cựu lính công binh tham gia chiến đấu ở mặt trận Lào, vừa chuyển ngạch về làm cho nhà máy chè Trung Sơn. Chính tình yêu, sự chân thành của ông đã làm lay động trái tim cô gái Nghệ. Cuối năm 1976, họ chính thức nên duyên vợ chồng và cũng từ đây ông lấy Nghệ An làm quê hương thứ hai của mình.

“Ngày đó, sau khi từ chiến trường Lào về, bà ấy bị thương nặng ở chân nên đi lại gặp nhiều khó khăn. Nhất là lúc trái gió trở trời vết thương cũ tái phát, sức khỏe yếu, bà ấy phải nằm viện thường xuyên. Thương và đồng cảm với hoàn cảnh của mình, tôi càng yêu bà ấy hơn”, ông Đông chia sẻ.

Năm 1981, sau 9 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, ông phục viên trở về sinh sống với gia đình ở xã Nghi Kim. Hàng ngày ông đi làm thợ xây, bà buôn bán vặt ở chợ, cuộc sống tuy vất vả nhưng luôn ngập tràn hạnh phúc khi 4 người con đều khôn lớn, trưởng thành.

Năm 2006, trên đường đi làm về, ông chứng kiến một vụ tai nạn tàu hỏa thương tâm khiến cô công nhân bật lửa ga chết không còn nguyên thi thể. Từ đó, ông quyết định nghỉ việc, tự nguyện đảm nhận cảnh giới tại cung đường ngang này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.