• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Chung tay vì ATGT

Thức tỉnh người cầm lái, lan tỏa thông điệp uống có trách nhiệm

17/06/2019, 07:00

Diễn đàn "Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe" chính thức khép lại sau hơn 1,5 tháng tổ chức trên Báo Giao thông.

Một số bài viết được chọn lọc, biên tập, đăng trên “Diễn đàn Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe”,
Báo Giao thông

Diễn đàn Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe do Báo Giao thông phát động thực sự lan tỏa thông điệp uống có trách nhiệm đến cộng đồng với hàng trăm câu chuyện, giải pháp được đưa ra từ các chuyên gia, độc giả trên khắp cả nước…

“Nhật ký sống” về nỗi đau do rượu, bia

Với mục tiêu là kênh thông tin để bạn đọc, chuyên gia, nhà quản lý đóng góp ý kiến, ý tưởng, giải pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “ma men” gây TNGT, thời gian qua, diễn đàn đã thu hút gần 100 tác phẩm từ độc giả khắp mọi miền đất nước. Mỗi bài viết tái hiện một nỗi đau, một sự mất mát, mỗi câu chuyện gióng một hồi chuông cảnh báo đối với tất cả mọi người tham gia giao thông.

Điển hình là hoàn cảnh éo le của gia đình tác giả Hà Tiên trong bài viết: “Rượu bia đã làm gia đình tôi tan nát” khi có một người anh trai bị tai nạn trong cơn say dẫn tới chấn thương sọ não phải sống thực vật rồi ra đi trong đau đớn. Đắng cay hơn, sự ra đi ấy còn để lại những hệ lụy khủng khiếp, ba mẹ như người điên dại, không khí đầm ấm của gia đình trở thành sự lạnh lẽo, tang tóc khiến ai cũng phải xót xa.

Tác giả Trương Nhất Vương mang đến câu chuyện về hàng loạt số phận tài xế phải bỏ nghiệp vô lăng chỉ vì nể bạn bè, ham chén rượu. Trong đó, có tài xế phải “treo bằng” vĩnh viễn ngay từ chuyến đi đầu tiên chỉ vì uống rượu đến u mê rồi lái xe lật úp gây tai nạn chết người. Là một người đàn ông cả đời cố gắng vì gia đình phải bỏ mạng ở đuôi xe tải vì trót “quá chén” cùng bạn bè mừng niềm vui qua kỳ sát hạch GPLX ô tô.

Đó còn là những bước ngoặt tăm tối của hàng loạt nạn nhân bị “ma men” dẫn lối: Là chàng trai Hà Anh Mến, Nguyễn Văn Tạo phải gắn cuộc đời trên chiếc xe lăn khi vừa qua ngưỡng tuổi 20; Sự tự tin thái quá sau chén rượu của một tài xế trên công trường đại thủy nông Nam sông Thạch Hãn (Quảng Trị) khiến quá nửa số người trên chiếc xe khách 50 chỗ phải bỏ mạng tại khúc cua tử thần…

Mang đến diễn đàn còn là sự thức tỉnh trong bàng hoàng của những người phải chứng kiến sự ra đi của người thân, bạn bè, của những chiến hữu vừa cầm chén rượu “cụng ly” phút trước, tiếng sau đã co quắp lìa bỏ cuộc đời giữa đường trong ánh mắt vừa xót xa, vừa ngán ngẩm của những người ngoài cuộc.

Chia sẻ cảm nhận khi tham gia diễn đàn, tài xế Bồ Xuân Bách (lái xe thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam), người từng tham gia gửi bài và đoạt giải diễn đàn cho biết, Diễn đàn Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe thực sự là cuốn nhật ký sống cho những lái xe, đặc biệt là những người mới vào nghề, sự va vấp trên những cung đường còn hạn chế, chưa lường trước được hệ lụy khôn lường nếu lấy chén rượu làm trò vui trong nghề lái.

TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, diễn đàn như một bức tranh toàn cảnh, sống động về hệ quả của rượu, bia để bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào khi nhìn thấy, đọc thấy cũng phải chiêm nghiệm, tự vấn về những ly rượu mình đã uống, những cơn say mình đã trải qua, những hậu họa trước mắt bản thân có thể đối mặt để cân chỉnh lại hành vi, cùng cộng đồng xây dựng môi trường giao thông an toàn, không có bóng dáng của xe điên, của sự chết chóc, của những tiếng gào khóc đến xé lòng.

Chặn ma men bằng cả giải pháp “cứng” và “mềm”

Trước diễn biến TNGT liên quan đến rượu, bia ngày càng phức tạp, diễn đàn Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe còn quy tụ những phân tích khoa học, những đề xuất giải pháp thiết thực. Trong đó, luật sư Đoàn Văn Hướng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) thẳng thắn nhận định, trách nhiệm pháp lý với lái xe gây TNGT để lại hậu quả nghiêm trọng đang có chiều hướng nhẹ dần.

Cụ thể, theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 trước đây và Thông tư liên tịch liên quan, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm gây thiệt hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe (từ 31% trở lên), tài sản của người khác (từ 70 triệu đồng trở lên) có thể bị xử lý hình sự. Nhưng quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 hiện hành, TNGT gây thiệt hại cho sức khỏe phải từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự. Đây là “kẽ hở” trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Ở khía cạnh khoa học, theo TS. Nguyễn Hữu Đức, trong phòng chống vi phạm giao thông có khái niệm rất phổ biến trên thế giới đó là DUI (Driving Under the Influence) chỉ trường hợp lái xe có hại, kiểm tra qua 3 bài đã được chuẩn hóa có độ chính xác đến 98% gồm: Kiểm tra rung giật nhãn cầu (HGN), Kiểm tra đi và xoay người (WAT) và Kiểm tra đứng một chân (OLS). Phương cách kiểm tra này gần như không tốn kém nên cần áp dụng phổ biến trong giám sát “ma men” ở Việt Nam.

Chứng minh bằng những con số “biết nói” trong việc in hình ảnh rùng rợn lên vỏ bao để ngăn chặn hành vi hút thuốc lá, tác giả Bình Minh cho rằng, cơ quan chức năng của Việt Nam cũng cần quy định bắt buộc phải in cảnh báo tác hại của rượu, bia lên nhãn hiệu của mặt hàng này như: “Uống rượu, bia có thể bị ung thư gan”, “Uống rượu, bia dễ gây TNGT”... đi kèm những hình ảnh cảnh báo như đã áp dụng với thuốc lá. Đây là phương pháp này đã được áp dụng rất thành công tại một số nước như: Anh, Canada...

Còn theo chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm ngăn chặn tài xế say xỉn lái xe của nhiều nước tại châu Á như Hàn Quốc bằng việc áp dụng thiết bị phát hiện nồng độ cồn trong cabin ô tô. Thiết bị này như hộp đen, khi phát hiện lái xe uống rượu, bia sẽ lập tức phát cảnh báo để hành khách trên xe được biết và truyền dữ liệu để các cơ quan liên quan có cơ sở xử lý, ngăn chặn “ma men” ngay từ đầu.

Nhiều tác giả gửi bài viết về diễn đàn cho rằng, ngoài áp dụng các giải pháp cứng bằng xử lý hình sự, phạt hành chính, các ngành chức năng cần thực hiện các “giải pháp mềm”, đó là thực hiện tuyên truyền đánh vào tiềm thức của lái xe bằng hương ước sinh hoạt, những khẩu ngữ, hình ảnh chân thực về hậu quả của TNGT khiến họ phải sợ hãi, phải coi rượu, bia là kẻ thù.

Lan tỏa uống có trách nhiệm

Theo kế hoạch ban đầu, Diễn đàn Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe do Báo Giao thông chính thức mở trên Báo Giao thông (báo giấy và báo điện tử) trong thời gian 1 tháng (từ ngày 6/5 đến ngày 6/6/2019) với mong muốn truyền tải thông điệp “Say xỉn lái xe là tội ác”.

Tuy nhiên, do nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của bạn đọc và các tác giả gửi bài tham dự diễn đàn, Báo Giao thông đã quyết định kéo dài thêm 2 tuần (đến 17/6) để có thể truyền tải và lan tỏa hơn thông điệp “Uống có trách nhiệm”; “Đã uống rượu bia không lái xe”.

Sau 1,5 tháng tổ chức, Diễn đàn Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe đã nhận được hơn 100 bài viết và được đăng tải trên cả Báo Giao thông (báo giấy) và báo điện tử (baogiaothong.vn).

Với cơ cấu giải thưởng mỗi tuần là: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Khuyến khích, Báo Giao thông đã chọn lựa chọn tổng số 24 tác phẩm xuất sắc trao giải. Trong đó có 6 giải Nhất, trị giá 2 triệu đồng và 2 mũ bảo hiểm/giải; 6 giải Nhì, trị giá 1 triệu đồng và 2 MBH/giải; 12 giải Khuyến khích, quà tặng mỗi giải là 2 mũ bảo hiểm đạt chuẩn có in logo của báo.

Một lần nữa, Báo Giao thông trân trọng cảm ơn bạn đọc và các tác giả đã đồng hành và nhiệt tình tham gia Diễn đàn Khẩn cấp chặn “ma men” lái xe.

BBT

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.