• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Thúc tiến độ khắc phục thiệt hại giao thông do mưa lũ

17/10/2017, 07:33

Ngày 16/10, Thứ trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu đoàn công tác Bộ GTVT kiểm tra các tuyến đường giao thông...

6

Thứ trưởng Lê Đình Thọ kiểm tra và chỉ đạo khắc phục tại điểm sạt lở cầu Cứng (Km142) đoạn qua huyện Quan Sơn, Thanh Hóa

Nhiều tuyến quốc lộ, đường tỉnh hư hỏng nặng

Báo cáo đoàn công tác Bộ GTVT, ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa cho biết, do ảnh hưởng mưa lũ, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị ngập lụt, sạt lở taluy dương, taluy âm, gây ách tắc giao thông…

Theo ông Trung, thiệt hại nặng nhất là QL217, từ Km0 – Km 104+500 bị sạt taluy dương khoảng 1.600m3; đất đá sa bồi rãnh dọc, mặt đường khoảng 700m3; lề đường xói trôi khoảng 300m3; hư hỏng rãnh dọc 100m; cầu Làng Xăm tại Km 61+600 (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy) sụt tứ nón mố bên phải tuyến; mặt đường sình lún, bong tróc, xói trôi… Đoạn Km 104+500 - Km 195+400 bị sạt taluy dương tại 86 vị trí với khối lượng khoảng 30.000m3; sụt tứ nón cầu Phà Lò Km 140+150. QL217 bị sạt taluy âm tại 21 vị trí với tổng chiều dài 700m…

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đồng tình với kiến nghị của ngành Đường thủy nội địa Thanh Hóa khi chấp thuận cho gia hạn chương trình chống bão đến hết tháng 11/2017. Về đường sắt, yêu cầu không để tình trạng hành khách chờ đợi trên tàu, phải dự báo xử lý từ xa, tránh bị cô lập khi mưa lũ đến và cũng đồng thuận với chủ trương cho sửa chữa đoạn cầu Sòng. Về hàng hải, yêu cầu cảng vụ phải thường xuyên kiểm tra, không chủ quan việc neo đậu, không được để thuyền bè, sà lan trôi dạt.

Mưa lũ cũng đã làm QL16, QL15, QL47 và nhiều đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị hư hỏng nặng, nhiều vị trí bị sạt taluy âm, taluy dương. Ngoài ra, các tuyến đường sắt, đường thủy nội địa và các cảng cũng bị ảnh hưởng.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GTVT bố trí kinh phí khắc phục bảo đảm giao thông bước 1 trên một số tuyến quốc lộ ủy thác đang quản lý, bảo trì; ghi kế hoạch vốn để xử lý bảo đảm giao thông bước 2 nhằm khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông bị hư hỏng. Ngoài ra, đề nghị Bộ GTVT hỗ trợ 5 bộ dầm thép, dầm bailey, 10.000 rọ thép để phục vụ công tác phòng chống lụt bão.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, với những thiệt hại giao thông lớn trên, Sở GTVT Thanh Hóa phải nhanh chóng khảo sát, triển khai khắc phục bước 1, khẩn trương xếp rọ đá để bảo đảm taluy âm và dương. Sau khi hoàn thiện bước 1 sẽ tính toán khảo sát thiết kế và trình bước 2.

Thứ trưởng ra “tối hậu thư”

Sau khi khảo sát thực tế, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, đối với đường bộ, khi có bão lụt, Sở GTVT Thanh Hóa phải chủ động tham mưu cho UBND tỉnh về các tình huống ảnh hưởng xấu đến hạ tầng giao thông. Ở những khu vực có nguy cơ ách tắc giao thông phải đưa cán bộ kỹ thuật xuống hiện trường phối hợp với chính quyền địa phương để có phương án xử lý.

“Những tuyến đường quốc lộ do T.Ư quản lý phải nhanh chóng triển khai khắc phục bước 1 và lập hồ sơ chặt chẽ. Phải huy động những đơn vị thi công có kinh nghiệm, năng lực. Tập trung hót đất sụt, làm thông cống rãnh, nếu không thời tiết tiếp tục mưa, sạt lở sẽ phá hạ tầng giao thông. Một số taluy âm khi sụt trượt quy mô lớn phải rọ thép xử lý”, Thứ trưởng nói và đồng ý cấp cho tỉnh Thanh Hóa 3.000 rọ thép để khắc phục thiệt hại giao thông sau mưa lũ.

Tại hiện trường khắc phục sạt lở tuyến QL217 qua địa phận huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), Thứ trưởng nhìn nhận công tác khắc phục sạt lở còn chậm, chưa huy động nhiều máy móc và nhân công tham gia thi công. “Những con đường đã làm ra đừng để cống rãnh bị lấp, bị sạt lở”, Thứ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu Sở GTVT Thanh Hóa trong 1 tuần phải xử lý xong các điểm sạt lở, hư hỏng tại QL217, yêu cầu phía Tổng cục Đường bộ VN giám sát, kiểm tra.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Sở GTVT Thanh Hóa nhanh chóng triển khai lực lượng, máy móc, chỉ định các đơn vị hót sạch bùn đất ở cống rãnh. Những điểm bị cắt đường cần phải chú ý ATGT, khi trời tối có biển báo, đèn phản quang cảnh báo nguy hiểm. Tại các điểm sạt trượt phải dùng rọ thép để khắc phục ngay, không được chậm trễ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.