• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Thông sớm đường sắt Bắc - Nam sau 20 giờ lật tàu SE2

22/02/2017, 10:29
image

10h20 trưa qua (21/2), sau khoảng 20 giờ nỗ lực cứu nạn, đoàn tàu SE21 chở theo 308 hành khách, chạy hướng Bắc-Nam...

7

Đường sắt Bắc - Nam đoạn xảy ra TNGT nghiêm trọng chính thức thông tuyến từ 10h20 trưa 21/2 - Ảnh: Quốc Nhựt

10h20 trưa qua (21/2), sau khoảng 20 giờ nỗ lực cứu nạn, đoàn tàu SE21 chở theo 308 hành khách, chạy hướng Bắc - Nam lưu thông an toàn qua đoạn Km 738+200 (đường sắt Bắc - Nam, thuộc địa bàn thôn Phước Hưng, xã Lộc Mỹ, Phú Lộc) khu vực xảy ra vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng chiều 20/2 khiến 3 người tử vong.

Ông Nguyễn Thanh Khánh, Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Huế (Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội) cho biết, số hành khách trên được dồn từ tàu SE22 qua tàu SE21 để chạy chuyến “thông đường” đầu tiên. Thời gian bị gián đoạn bởi sự cố, đơn vị chuyển tải tổng cộng 2.517 khách giữa ga Lăng Cô - ga Cầu Hai để đảm bảo hành trình cho hành khách.

Tại hiện trường, công tác cứu hộ, cứu nạn, xử lý vụ TNGT được tập trung triển khai ngay từ đầu. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Chi nhánh khai thác Thừa Thiên - Huế, người đảm trách Chủ tịch hội đồng ứng cứu, xử lý vụ việc cho hay, các đơn vị huy động hơn 200 CBCNV duy tu, kỹ thuật. Ngay trong đêm 20/2, 3 cẩu tải chuyên dụng từ 40-100 tấn tiếp cận hiện trường. Ngoài ra, địa phương chủ động phương án đưa cẩu 150 tấn của phía đường bộ đến hiện trường để ứng phó khi cần kíp. Giải pháp cấp bách là tiến hành cẩu kéo giải phóng 4 đầu máy, toa xe mắc kẹt trên đường ray ra khỏi ray tàu để sửa chữa, hoàn trả mặt đường sắt cho các đoàn tàu lưu thông.

Xem thêm video:

Theo ông Phan Thanh Liên, Giám đốc Xí nghiệp toa xe Đà Nẵng - đơn vị huy động cẩu 100 tấn tiếp cận sớm nhất hiện trường cho biết, đến 20h20 ngày 20/2, công tác xử lý thông tuyến mới chính thức triển khai khi được các đơn vị địa phương bàn giao mặt bằng, hoàn tất quá trình điều tra, cứu nạn, cứu hộ. Ngoài toa xe, khó nhất là đầu máy nặng hơn 80 tấn và phụ thuộc vào tầm với của cánh tay cẩu nên phải nhờ đến sự hiệp đồng của 2 cẩu 40 và 50 tấn khác, mọi việc mới suôn sẻ.

Ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, mục tiêu thông tuyến trong sáng 21/2 được đặt ra, nhưng ở thời điểm đầu triển khai thực tế tưởng rằng khó khá thi vì việc giải phóng đầu máy, toa xe gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên, các đơn vị nỗ lực hết sức, chủ động nhiều giải pháp để thông tuyến sớm nhất. Sáng nay (22/2), lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt VN chủ trì cuộc họp triển khai các giải pháp đưa đầu máy, toa xe ra khỏi hiện trường về sửa chữa, khắc phục.

Ông Võ Văn Tươi, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh kiêm Phó Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, so với các các vụ cứu hộ, khắc phục TNGT đường sắt gần đây tại Khe Diên - Quảng Trị (năm 2016), việc thông tuyến lần này nhanh hơn. Tuy nhiên, với đặc thù địa hình, địa thế khu vực xảy ra TNGT, vẫn có thể rút ngắn thời gian nếu tăng cường phương án cứu hộ, cẩu kéo từ phía đường bộ vào.

Trực tiếp chỉ đạo công tác ứng cứu, xử lý vụ TNGT đường sắt Phú Lộc và cuộc họp tối 20/2, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng yêu cầu các đơn vị ngành Đường sắt, phối hợp với địa phương để chủ động các phương tiện chuyên dụng ngoài ngành Đường sắt tham gia. Ông Hùng đề nghị phía địa phương hỗ trợ, cần kíp sẽ mở đường tạm cho cầu đường bộ tiếp cận.

“Khi sửa Luật Đường sắt, các cơ quan chức năng cũng tính đến nội dung này. Thay vì chỉ huy động phương tiện trong ngành Đường sắt, rất cần địa phương tham gia xử lý thông tuyến. Nguồn nhân, vật lực, trang thiết bị tại chỗ sẽ cơ động, linh hoạt và hiệu quả hơn nhiều”, ông Hùng nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Khuất Việt Hùng cho hay: Đường ngang xảy ra TNGT chiều 20/2 là 1 trong 1.500 đường ngang có cảnh báo (bằng gác chắn, cần chắn, hoặc biển báo…) trên cả nước. Ngoài ra, còn có gần 4.500 lối đi (đường gom) dân sinh giao cắt với các đường sắt. Những năm qua, công tác đảm bảo ATGT trên tuyến đường sắt được tăng cường, chú trọng, chuẩn hóa đường ngang cảnh báo. Tuy nhiên, vẫn còn 80% số vụ TNGT liên quan đến đường gom. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.