• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Theo chân đội cảnh sát đặc biệt bắt “hung thần” xe tải

15/06/2017, 07:05

Trong 6 tiếng, Tổ công tác lập biên bản 14 xe tải vi phạm, trong đó có 2 xe chở quá tải hơn 100%.

1

Tổ công tác đặc biệt cẩu xe nghi chở quá tải về trạm cân kiểm tra tải trọng (Chụp trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội) - Ảnh: Văn Huế

Tổ công tác đặc biệt gồm 6 cán bộ, chiến sỹ CSGT được tuyển chọn từ các đội, trạm khác nhau tổ chức đón lõng tại các hướng tuyến ra vào nội thành Hà Nội, tuần tra liên tục tại các điểm nóng để kịp thời chặn bắt, xử lý “hung thần” xe tải.

Kiểm tra bất kể thời gian, địa điểm

Thượng úy Nguyễn Trung Kiên, Đội phó Đội Tham mưu, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt xử lý chuyên đề xe tải hoạt động ban đêm cho biết, Tổ công tác được thành lập theo Kế hoạch 126 của phòng. Tổ gồm 6 cán bộ, chiến sĩ được trưng dụng từ các đội, trạm CSGT thuộc phòng, hoạt động không theo quy luật hay thời gian nào, mà bất cứ địa bàn nào có diễn biến phức tạp là tiến hành kiểm tra, xử lý. Theo đó, tổ công tác sẽ tiến hành điều tra cơ bản trên các tuyến đường nổi cộm có nhiều công trình xây dựng, tuyến đường thường xuyên có xe tải chở vật liệu hoạt động, sau đó sẽ bố trí lực lượng để triển khai.

Thống kê của Tổ công tác đặc biệt Phòng CSGT Công an TP Hà Nội chỉ trong 4 ngày (từ ngày 9-13/6), tổ công tác đã lập biên bản xử lý 58 trường hợp xe tải vi phạm, tạm giữ 4 phương tiện, tạm giữ 43 bộ giấy tờ các loại và tước 7 GPLX.  Trong đó, 39 trường hợp ô tô tải vi phạm không che chắn, 8 trường hợp chở quá tải.

Đêm 13/6, PV Báo Giao thông theo chân Tổ công tác làm nhiệm vụ cắm chốt tại nút giao Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương, thuộc địa bàn quận Hà Đông, là tuyến đường được xác định có rất nhiều xe tải chở vật liệu thường xuyên hoạt động. Theo ghi nhận, từ 20h tối 13/6 đến 2h sáng 14/6, Tổ công tác đã lập biên bản 14 xe tải vi phạm, trong đó có 2 xe chở quá tải hơn 100%. Các trường hợp còn lại vi phạm các lỗi như đi không đúng giờ quy định, chở vật liệu không che bạt, làm rơi vãi xuống đường... Quá trình xử lý, một số lái xe liên tục gọi điện nhờ “cứu viện” nhưng đều bất thành trước sự cương quyết của Tổ công tác. “Lãnh đạo Phòng CSGT đã quán triệt tới tất cả các bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ, không nghe điện thoại, không can thiệp xin- cho, nếu bị phát hiện sẽ kỷ luật rất nặng”, Thượng úy Kiên cho biết.

Đặc biệt, một điểm mới trong lần triển khai kế hoạch này là đối với tất cả các xe tải có dấu hiệu chở quá tải, Tổ công tác sẽ gọi xe cẩu kéo về trạm cân có kiểm định, khi có kết quả cân, nếu vi phạm sẽ lập biên bản xử lý. “Trước đó, vào tối ngày 12/6, khi Tổ công tác làm nhiệm vụ tại nút giao Tam Trinh - Pháp Vân đã tiến hành dừng một xe tải chở gạch nhưng tài xế không chấp hành. Tổ công tác đã tiến hành cẩu xe vào trạm cân gần đó. Kết quả, xe tải này vi phạm quá tải đến 320%”, Thượng úy Kiên thông tin và cho biết, sau đó, CSGT đã lập biên bản xử phạt 10 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 4 tháng đối với tài xế.

2
Một xe tải cơi nới thành thùng đỗ trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội bị tổ công tác đặc biệt cẩu về để xử lý - Ảnh: V.H

Cấm can thiệp “xin- cho”

Theo Thượng úy Kiên, một trong những khó khăn trong quá trình xử lý xe tải vi phạm là khi tiến hành kiểm tra, nhiều tài xế xe tải không xuất trình được các loại giấy tờ liên quan và đưa ra lý do chủ phương tiện giữ nên chờ chủ xe đến giải quyết, rất mất thời gian. Đến khi chủ phương tiện có mặt thì lại tìm cách xin bỏ qua vi phạm, khi không được thì gây áp lực, thậm chí cắt cử người theo dõi Tổ công tác để báo cho các phương tiện khác né chốt kiểm tra. “Để công tác kiểm tra xử lý mang lại hiệu quả, tổ công tác áp dụng biện pháp tuần lưu thay đổi vị trí xử lý liên tục. Thậm chí, có lúc ở những địa bàn phức tạp, Tổ công tác không kiểm tra liên tiếp để các chủ doanh nghiệp, tài xế không thể nắm bắt được quy luật hoạt động của cảnh sát”, Thượng úy Kiên chia sẻ.

Trao đổi với Báo Giao thông, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, Kế hoạch 126 của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội tập trung kiểm tra, xử lý vào các khung giờ có xe tải hoạt động nhiều, nhất là vào ban đêm. Ngoài Tổ công tác đặc biệt do trực tiếp Đại tá Thắng chỉ đạo, các đội, trạm CSGT thuộc phòng cũng được yêu cầu bố trí lực lượng để thường xuyên xử lý xe quá tải, quá khổ, vi phạm giao thông. Tổ công tác đặc biệt này khi dừng kiểm tra thì 100% phương tiện đều phải được cân tải trọng.

Ngoài xử lý, CSGT phải có thông báo gửi Sở GTVT Hà Nội để tiến hành xử lý chủ doanh nghiệp. Đặc biệt, phòng quán triệt nghiêm cấm tất cả các trường hợp cán bộ chiến sĩ can thiệp xử lý vi phạm, “xin- cho”, bất kể đó là ai. “Tình trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động trên địa bàn thành phố gây bức xúc trong nhân dân, phá vỡ hạ tầng đường sá, hệ thống đê điều, gây ô nhiễm môi trường... này đã xảy ra nhiều năm nay. Vì thế, cần phải siết chặt lại để tập trung giải quyết, vì đây là một lĩnh vực nhạy cảm. Không thể vì lợi ích của một số cá nhân, doanh nghiệp mà làm thiệt hại nghiêm trọng về kết cấu hạ tầng giao thông, kết cấu hạ tầng kĩ thuật đê điều và môi  trường”, ông Thắng cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.