• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Theo chân CSGT kiểm tra dân nhậu Sài Gòn

21/12/2017, 06:11

Thực tế, việc xử lý những “ma men” vô cùng gian nan và không ít tình huống bi hài.

1

Một người vừa đo nồng độ cồn, vừa điện thoại cho người thân - Ảnh: Lê Nghĩa

Khoảng 22h đêm 16/12, PV Báo Giao thông theo chân tổ công tác Đội CSGT Hàng Xanh, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) và Cảnh sát cơ động thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh). 

“Em biết lỗi rồi, cho em xin lại chiếc xe...”

Theo các chiến sĩ của tổ công tác, khu vực ngã tư Hàng Xanh có đèn tín hiệu giao thông nên khi dừng đèn đỏ, CSGT chỉ cần nhìn vẻ bề ngoài của người chạy xe là có thể đoán được đã uống rượu, bia hay chưa. “Thường người uống bia, rượu mắt lờ đờ, lái xe loạng choạng, phản ứng chậm. Nhiều người mà uống “tê tê” rồi còn phanh ngực cho mát, quên bật đèn xe hoặc quên đội MBH. Cũng có người uống vào, phóng xe ào ào, lạng lách”, một CSGT chia sẻ.

Sau một hồi quan sát, các chiến sỹ trong tổ phát hiện một thanh niên điều khiển xe máy có biểu hiện vi phạm về nồng độ cồn. Ngay lập tức, thanh niên này được yêu cầu tấp vào vệ đường. Sau động tác chào, CSGT yêu cầu lái xe di chuyển về vị trí tổ công tác làm việc và kiểm tra giấy tờ. Người thanh niên nhìn tổ công tác với ánh mắt có phần ăn năn và nhận lỗi ngay: “Em có uống ít bia, việc sử dụng rượu, bia mà vẫn lái xe là sai. Em biết lỗi của mình rồi…”

Bị phạt hơn 3 triệu nên sợ tới già

Trước đó, PV ghi nhận Đội CSGT Rạch Chiếc xử lý nồng độ cồn tại ngã tư Thủ Đức. Khoảng 20h, một thanh niên điều khiển xe máy có biểu hiện say xỉn chạy qua ngã tư nên bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Qua kiểm tra, với mức nồng độ cồn vượt nhiều lần cho phép, người thanh niên sẽ bị phạt hơn 3 triệu đồng. Khi người nhà ra chở về, anh thanh niên này nói: “Tui sợ tới già luôn”!

Thống kê của PC 67 Công an TP HCM, trong năm 2017 đã xử phạm gần 25.000 trường hợp người lái xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Trong đó có 557 trường hợp điều khiển ôtô, còn lại là xe gắn máy. Theo Ban ATGT TP HCM, có hơn 60% vụ TNGT xảy ra trên địa bàn TP liên quan đến bia, rượu.

Thanh niên nói trên cho biết, hiện ở trọ tại đường D3, sau tan ca, công ty có tổ chức ăn uống, ham vui nên có uống… vài ly. Sau khi được CSGT hướng dẫn cách thổi để đo nồng độ cồn, anh này đã nghiêm chỉnh thực hiện nghiêm. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận chỉ số cồn trong hơi thở chưa đến 0,25 mg/l khí thở, ngưỡng xử phạt vi phạm hành chính nên anh ta đã được tổ CSGT nhắc nhở và cho đi.

Nửa tiếng sau, một nam thanh niên đi xe máy đang dừng đèn đỏ bị CSGT yêu cầu tấp vào vệ đường để kiểm tra nồng độ cồn. Đó là Nguyễn Văn Việt (SN 1987, quê Nghệ An), điều khiển xe máy BKS 72K5 - 0458. Khi gặp cán bộ xử lý vi phạm, Việt mải gọi điện thoại nên các chiến sỹ CSGT phải yêu cầu tới vị trí làm việc để đo nồng độ cồn.

Tới nơi, Việt viện lý do “em có uống với mấy anh em trong công ty, chắc quá rồi”. Kết quả kiểm tra cho thấy, nồng độ cồn trong hơi thở 0,859mg/l (mức phạt tiền khoảng 3,5 triệu đồng). Đến khi lập biên bản, Việt nhất quyết không kí. Sau một hồi cự cãi, được sự giải thích vận động của lực lượng CSGT, Việt thừa nhận “từ đầu em biết mình đã sai, em chấp nhận bị phạt, khổ nỗi đây là xe mượn, mấy anh lập biên bản nhưng cho em xin lại chiếc xe để trả lại cho người ta thôi mà!”.

Tuy nhiên, sau khi được giải thích việc điều khiển phương tiện khi trong người có nồng độ cồn sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và chính tính mạng người điều khiển, Việt đã phải kí biên bản, xe máy được đưa lên xe chuyên dụng của CSGT cho về nơi tạm giữ.

Ghi nhận tối 16/12, các trường hợp khi bị dừng xe kiểm tra đều năn nỉ lực lượng làm nhiệm vụ và liên tục gọi điện thoại cầu cứu vì cho rằng “chỉ uống 2-3 chai bia”, “ham vui”, “thông cảm bỏ qua”. Để xử lý những hành vi này, CSGT rất vất vả và có trường hợp phải vận động cả giờ đồng hồ người vi phạm mới chịu ký vào biên bản…

2

Cho người vi phạm xem kết quả đo nồng độ cồn

Ghi hình để đảm bảo khách quan

Các chiến sỹ CSGT chia sẻ, thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn đòi hỏi bản thân phải thật kiên nhẫn, mềm mỏng nhưng quyết liệt và luôn có lực lượng cảnh sát cơ động đi cùng để hỗ trợ trong những trường hợp không chịu hợp tác hoặc có hành vi chống đối, gây nguy hiểm cho cán bộ thực thi nhiệm vụ. Các tổ công tác thực hiện chuyên đề đo nồng độ cồn đều được cấp 1 máy quay để ghi hình quá trình làm việc cùng người vi phạm. Nhiều trường hợp do sử dụng rượu, bia quá nhiều nên CSGT phải dùng điện thoại di động để quay hình từ đầu đến cuối quá trình xử phạt làm bằng chứng đề phòng cự cãi, chống đối.

Như trường hợp của anh Phạm Văn Thoại (ngụ Q.Bình Thạnh) điều khiển xe máy 50A2 - 5912, khi bị CSGT yêu cầu dừng xe, vui vẻ chấp hành theo yêu cầu của lực lượng CSGT. Kết quả cho thấy, anh Thoại có nồng độ cồn trong khí thở 0,254mg/l. Đến khi biên bản được ghi xong và yêu cầu kí, anh Thoại bỏ xe đi mất.

“Ca khó” nhất là trường hợp vi phạm có tên Phạm Xuân Hiếu (SN 1969, Ninh Thuận) điều khiển xe máy BKS 85V2 - 1718 chở theo vợ trên đường về nhà. Khi bị kiểm tra, anh Hiếu thừa nhận vi phạm quy định về nồng độ cồn, liên hồi xin không thổi, nài nỉ lực lượng bỏ qua. Nhưng khi lực lượng CSGT tiến hành lập biên bản “không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn”, anh Hiếu miễn cưỡng thổi vào máy với kết quả vi phạm 0,486 mg/lít khí thở. Cũng như trường hợp trước, anh Hiếu cùng vợ bỏ xe lại, không chịu ký biên bản. Trong cả hai trường hợp, CSGT đã ghi hình từ đầu đến cuối nên biên bản vẫn được lập có sự chứng kiến của người dân…

Trung tá Huỳnh Văn Cường, Đội trưởng Đội CSGT Hàng Xanh cho biết, việc ghi hình người bị đo nồng độ cồn sẽ đảm bảo tính khách quan. Nếu không có người làm chứng, lực lượng sẽ mời đại diện chính quyền địa phương đến xác nhận. Cũng theo Trung tá Cường, những trường hợp chống đối, lực lượng CSGT sẽ  kiên trì giải thích, vận động để người dân hiểu rõ việc sử dụng rượu, bia sẽ mất kiểm soát ý thức lẫn hành vi, do đó khi điều khiển xe là ẩn họa khôn lường cho những người xung quanh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.