• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Thấp thỏm qua cầu tạm vượt sông Côn

19/09/2016, 13:12
image

Mỗi ngày, hàng trăm học sinh, người dân qua lại đôi bờ sông Côn đoạn qua hai thôn Tân Kiều, Hòa Phong...

5

Người dân thôn Tân Kiều và Hòa Phong ngày ngày qua sông Côn trên cây cầu tạm vô cùng nguy hiểm - Ảnh: V.N

Mỗi ngày, hàng trăm học sinh, người dân qua lại đôi bờ sông Côn đoạn qua hai thôn Tân Kiều, Hòa Phong (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn, Bình Định) trên chiếc cầu gỗ Thị Lựa đã xuống cấp, xiêu vẹo, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Theo quan sát của PV Báo Giao thông, cây cầu này dài khoảng 100m, ở hai đầu cầu được đóng bằng bốn trụ bê tông, mỗi trụ cách nhau khoảng 2m. Nhìn ngoài thấy rõ trụ cầu được đóng bằng những thân gỗ chắp nối, nhiều đoạn cầu bị nghiêng. Mặt cầu là những thanh gỗ đã cũ kĩ, hở toác, có khi lọt cả bàn chân. “Phải cẩn thận dò từng bước, nếu không rơi xuống nước như chơi. Nguy hiểm vậy nhưng ngặt nỗi muốn qua chợ buôn bán thì phải đi đường này, đi đường vòng xa, tốn xăng lắm”, anh Ngô Văn Tùng (thôn Hòa Phong) vừa tất tả điều khiển xe máy, kéo thùng xe chở hàng vừa “nín thở” qua cầu Thị Lựa cho hay.

Theo số liệu của UBND xã Nhơn Mỹ, hai thôn Tân Kiều và Hòa Phong có tổng cộng 88 hộ dân với 3.020 nhân khẩu. Trong đó, có hơn 400 học sinh các cấp từ mẫu giáo đến THPT phải qua lại sông Côn bằng chiếc cầu tạm này.     

>>>Xem thêm video:

Ông Phạm Đình Hổ (65 tuổi, trú thôn Tân Kiều) Trưởng ban quản lý cầu Thị Lựa cho biết, cầu này được hai hộ dân góp tiền làm từ năm 1992. Mỗi năm, đến mùa mưa bão, người dân tháo dỡ cầu để tránh lũ cuốn trôi. Người dân địa phương được miễn phí nhưng người ngoài thì góp 2.000 đồng mỗi lần qua lại để có kinh phí sửa chữa. “Số tiền thu được chẳng thấm vào đâu so với kinh phí sửa chữa. Người dân trong thôn phải đóng góp thêm mới đủ”, ông Hổ nói.

Theo ông Hổ, đáng lo ngại, thời gian gần đây, Công ty Khai thác công trình Bình Định được cấp phép khai thác cát ở khu vực này khiến lòng sông bị xói mòn, thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến các trụ cầu. Mùa mưa lớn, Ban quản lý phải tăng cường người dọn rác, đề phòng cây cối, vật dụng theo dòng nước va vào trụ cầu gây hư hỏng.

Ông Đặng Văn Lành, Chủ tịch UBND xã Nhơn Mỹ cho biết: Xã có hai cầu tạm nhưng chỉ một cầu vừa được bố trí vốn, khảo sát xây dựng kiên cố. Còn cầu Thị Lựa vẫn phải tận dụng để người dân đi lại trong mùa nắng ráo. Trung tá Đinh Thanh Dũng, Đội trưởng Đội CSGT – Trật tự - Cơ động TX An Nhơn cũng cho biết, trong tình thế hiện nay, phải chấp nhận để người dân sử dụng cây cầu tạm trên. Đội cũng thường xuyên có những biện pháp kiểm tra, tuyên truyền và đốc thúc người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT khi qua cầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.