• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Thanh Hóa phấn đấu giảm TNGT từ 5-10% cả 3 tiêu chí trong năm 2020

14/01/2020, 10:37

Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2020 sẽ tập trung chỉ đạo cố gắng kéo giảm TNGT từ 5-10% về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo ATGT năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020

Ngày 13/10, Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo ATGT năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tham dự có ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia; ông Mai Xuân Liêm - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng lãnh đạo các sở, ngành và đại diện Ban ATGT của 27 huyện, thị xã và thành phố.

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa, năm 2019, TNGT trên địa bàn tỉnh đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong năm, toàn tỉnh đã xảy ra 476 vụ TNGT và va chạm giao thông (149 vụ tai nạn, 317 vụ va chạm), làm chết 159 người và bị thương 404 người; giảm 30 vụ, 3 người chết, 12 người bị thương so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy Ban ATGT Quốc gia phát biểu tại Hội nghị

Quan đánh giá, phân tích nguyên nhân chính của các vụ tai nạn và va chạm xác định là do người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vi phạm quy định tốc độ, đi sai làn đường, người đi mô tô và xe máy không đội MBH, lấn chiếm lòng, lề đường làm dịch vụ, đậu đỗ trái phép… Những tuyến đường xảy ra tai nạn nhiều nhất, gồm: Quốc lộ 1A xảy ra 41 vụ làm 46 người chết; đường Hồ Chí Minh 11 vụ làm 12 người chết; Quốc lộ 45 có 10 vụ làm 9 người chết; Quốc lộ 47 xảy ra 10 vụ làm 9 người chết; Quốc lộ 217 có 10 vụ làm 12 người chết…

Tại Hội nghị, thành viên các Ban ATGT cũng có nhiều phân tích, đánh giá những giải pháp triển khai hiệu quả; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân và những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm ATGT trong năm. Theo đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số chính quyền các cấp chưa quyết liệt; các nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm trật tự ATGT chưa được triển khai đầy đủ. Công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT ở một số địa phương chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng. Bên cạnh đó, nhận thức, ý thức về bảo đảm trật tự ATGT của một bộ phận người dân vẫn còn kém.

Ông Mai Xuân Liêm - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị tập trung vào các giải pháp kéo giảm TNGT cả 3 tiêu chí trong năm 2020.

Năm 2020, Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả Kế hoạch bảo đảm trật tự ATGT năm 2020 với chủ đề “Đã uống rượu bia - không lái xe”. Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đều hướng đến mục tiêu giảm từ 5 - 10% số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT so với năm 2019; giảm TNGT do nguyên nhân lái xe uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện giao thông. Phấn đấu giảm từ 6,5 đến 10% số vụ TNGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.

Ông Mai Xuân Liêm - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, năm 2019, tuy số người chết do TNGT có giảm so với năm 2018, nhưng giảm còn ít (chỉ 3 người) so với kỳ vọng. Thực tế, trong thống kê số người chết, có thể còn chưa đầy đủ do nhiều nguyên nhân.

"Ngành Giao thông cần lưu tâm đến vấn đề bảo đảm hạ tầng giao thông, không được để xảy ra mất ATGT do yếu tố hạ tầng; chấn chỉnh hoạt động vận tải, thống kê báo cáo UBND tỉnh những doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thường xuyên có xe ô tô quá tải làm hư hại kết cấu hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó rà soát, thống kê lại các “điểm đen” giao thông, có thêm nhiều biển cảnh báo; xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt. Đối với Công an tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; việc kiểm tra phải nghiêm minh, bình đẳng; có báo cáo kết quả thực hiện theo 2 tuần một lần đến UBND tỉnh để UBND tỉnh báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy Ban ATGT Quốc gia cho hay: Đối với những hành vi vi phạm giao thông, chúng ta cần phải phạt nặng mới đủ sức răn đe. Những vấn đề bất cập trên hệ thống đường bộ, đường sắt khi chưa có kinh phí đầu tư sửa chữa hạ tầng thì cắm biển cảnh báo nhằm đảm bảo ATGT.

Riêng đối với hệ thống giám sát hành trình cần có hệ thống liên thông giữa lực lượng Công an và ngành Giao thông để sớm phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm. Căn cứ điều kiện thực tế, tôi đề nghị Ban ATGT Thanh Hóa cần tăng cường đảm bảo ATGT và ra quân năm ATGT với chủ đề đã uống rượu bia không lái xe; phấn đấu giảm từ 5 - 10% về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Trong dịp trước, trong và sau Tết ưu tiên kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải hành khách, không để các xe không đảm bảo điều kiện vào phục vụ, tăng giá vé, không có hành khách nào bị lỡ xe về quê ăn Tết. Công an tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các lực lượng phối hợp với công an các xã, phường đảm bảo giao thông ở vùng nông thôn vì vấn nạn uống rươu, bia ở nông thôn diễn ra khá phức tạp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.