• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Thanh Hóa: Nhức nhối tàu, thuyền “nhiều không” vẫn hành nghề trên sông

27/12/2017, 09:00

Tàu thuyền không đăng kiểm, đăng ký là không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nếu xảy ra tai nạn trên sông nước thì...

9

Lực lượng TTGT đang kiểm tra các phương tiện thủy nội địa “nhiều không”

Tàu cát “nhiều không”

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hàng trăm phương tiện vận tải thủy nội địa chưa có đăng kiểm, đăng ký hoạt động tràn lan dọc các tuyến sông Chu, sông Mã. Không những thế, người điều khiển tàu lại không có chứng chỉ chuyên môn. Thực trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT trên sông nước.

Những ngày cuối tháng 12, theo chân lực lượng TTGT (thuộc Sở GTVT Thanh Hóa) TTKS trên tuyến sông Mã qua địa bàn huyện Thiệu Hóa và TP Thanh Hóa, PV Báo Giao thông ghi nhận khung cảnh nhộn nhịp bởi những chiếc tàu làm bằng vỏ sắt, xi măng đang đua nhau hút cát trên sông.

Anh Dương Sỹ Hòa (30 tuổi, ở xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa) đang hì hụi với ống bơm cát trên tàu cho biết, anh lái tàu chở cát thuê cho một người khác, nên không biết tàu có đăng ký, đăng kiểm hay không. Anh Hòa không cung cấp được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến chiếc tàu đang hoạt động trên sông.

"Ngay sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GTVT đã ban hành kế hoạch cao điểm tuyên truyền, kiểm tra, xử lý phương tiện thủy nội địa không đăng kiểm, đăng ký hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông. Từ cuối tháng 11/2017 đến nay, đã lập biên bản xử phạt 36 trường hợp với tổng số tiền trên 90 triệu đồng. Ngoài ra, đã hoàn thiện cấp phát 340 bộ hồ sơ thiết kế định hình cho các chủ phương tiện làm cơ sở đi đăng kiểm, đăng ký”.

Ông Trần Văn Trường
Đội trưởng Đội TTGT đường thủy

Tương tự, khi kiểm tra tàu hút cát của các anh Lưu Quang Thuận (ngụ tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa); Tạ Quang Thăng (ngụ xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa); Cố Văn Cường (ngụ ở huyện Yên Định, Thanh Hóa) và Trần Văn Mường (ở huyện Yên Định) cũng đều không có bất cứ một thông tin gì về đăng ký, đăng kiểm, bên ngoài tàu chỉ đánh số thứ tự như SĐ03 hay TM; T04… Những người trên tàu đều viện dẫn lý do chỉ là người làm thê, lái thuê nên “không biết”, “có giấy tờ nhưng ông chủ cầm hết cả rồi”, hoặc “chưa lên bờ để làm thủ tục được”…

Ông Trần Văn Trường, Đội trưởng Đội TTGT đường thủy (Thanh tra Sở GTVT Thanh Hóa) cho biết: Tình trạng nhiều phương tiện chưa đăng kiểm, đăng ký nhưng vẫn hoạt động trên các tuyến sông diễn ra nhiều năm. TTGT vẫn kiểm tra các giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải trên sông; trong đó, lỗi không có giấy tờ chỉ phạt 2,5 triệu đồng nên tính răn đe không cao. “Tàu thuyền không đăng kiểm, đăng ký là không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nếu xảy ra tai nạn trên sông nước thì hiểm họa khôn lường”, ông Trường nói.

Có dẹp nổi phương tiện thủy “nhiều không”?

Đoàn kiểm tra của TTGT Thanh Hóa đến sông Mã, anh Trần Văn Điệp (SN 1990, ở xã Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa) là chủ một tàu đang hút cát cho biết: “Tàu này em mua lại cách đây mấy năm với giá khoảng 600 triệu đồng. Cuộc sống khó khăn nên cả nhà kéo nhau ra tàu ở và đi chở cát về đổ cho các chủ mỏ. Mỗi ngày em chỉ chở được 1 chuyến”.

Cũng theo anh Điệp, hiện trên tàu có bố mẹ, vợ và hai con. Ngày ngày, cuộc sống sinh hoạt đều ở trên tàu. Lúc đoàn kiểm tra đến, cũng là lúc vợ anh Điệp mới ru đứa con gái hơn 2 tuổi ngủ trên võng. Qua trao đổi, anh Điệp cũng thừa nhận không có bất cứ loại giấy tờ nào. “Em biết là sai nhưng không biết làm như thế nào. Chúng em cũng muốn làm đăng ký, nhưng chưa có thời gian lên bờ. Gần Tết rồi nên cũng tranh thủ làm ăn”, anh Điệp thanh minh.

Còn anh Lê Văn Nhật (SN 1986, ở Giang Thanh, Thiệu Khánh) cho hay: “Tôi mua sắt rồi ra Nam Định đóng chiếc tàu này được 2 năm rồi, giá trị lúc đó khoảng gần 1 tỷ đồng nhưng không có hồ sơ nên không làm đăng ký, đăng kiểm được. Nếu hỏi giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, bằng lái, trên tuyến sông này không ai có hết, may ra một số có chứng chỉ hành nghề. Tàu thuyền thì cứ mua đi, bán lại rồi đem về sử dụng thôi”, anh Nhật thẳng thắn.

Tháng 10/2017, tại cuộc họp với các sở, ngành liên quan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn chỉ rõ nguyên nhân khiến nạn khai thác cát, sỏi trái phép; phương tiện thủy nội địa “nhiều không” vẫn tái diễn là do công tác quản lý mỏ; quản lý phương tiện, bến bãi, đặc biệt là công tác đăng kiểm, đăng ký phương tiện thủy nội địa chậm. UBND tỉnh yêu cầu Sở GTVT, Công an tỉnh, Sở TN-MT cần đẩy mạnh công tác TTKS xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ các mỏ, bến bãi; ngành giao thông hoàn thiện các mẫu thiết kế gửi cho các chủ phương tiện để làm đăng kiểm, đăng ký.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.