• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tết trực biển của “lính” cứu nạn hàng hải

18/02/2018, 16:12

Những người “lính” cứu nạn đều đặn chia nhau trực xuyên Giao thừa, đảm bảo cho ngư dân đón một cái Tết trọn vẹn...

55

Người lính cứu nạn luôn “bỏ quên” niềm vui riêng, trở thành chỗ dựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Những cái Tết không tròn

Những ngày cuối năm, trong không khí hối hả chuẩn bị đón chào năm mới, chúng tôi kịp có mặt tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I (Hải Phòng) gặp gỡ những thuyền viên vừa trở về sau chuỗi ngày vật vã với sóng biển để cứu ngư dân gặp nạn.

“Lính cứu nạn thì làm gì có Tết!”, Thuyền trưởng tàu SAR 273 Hoàng Vinh Quang nói khi được hỏi chuẩn bị đón Tết cùng gia đình như thế nào.

Theo anh Quang, đã làm công tác cứu nạn, ngày lễ cùng như ngày thường, thuyền viên luôn trong tư thế sẵn sàng ra khơi. Phòng Phối hợp cứu nạn (PHCN) theo dõi thông tin 24/24h; dưới tàu không có vụ việc cứu nạn vẫn chia ca trực bờ. Anh em không phải ca kíp có thể về, nhưng khi có lệnh tập trung, lập tức phải có mặt 100% trên tàu đi cứu nạn sau 30 phút.

"Hơn 20 năm qua, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã hỗ trợ và cứu được gần 10.000 người gặp nạn trên biển, trong đó có gần 1.000 người nước ngoài. Với những người lính cứu nạn, đảm bảo an toàn cho khoảng 1,5 triệu gia đình sinh sống và mưu sinh trên biển, hơn 100.000 tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm lớn lao, không cho phép mình chủ quan và sơ sảy."

Ông Nguyễn Anh Vũ
Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I (Hải Phòng)

Không khí hối hả, cấp tập thường ngày trên tàu SAR 273 như trầm lắng hơn khi nhắc về Tết, bởi “Tết đối với người khác thì không biết, chứ anh em chúng tôi có thể đang cùng gia đình quây quần trong bữa Tất niên, nhưng chỉ ít phút sau, cả nhà phải bỏ bữa để chuẩn bị cho mình ra tàu làm nhiệm vụ”, anh Quang chia sẻ.

Nhớ về kỉ niệm cứu nạn ngày giáp Tết, thuyền trưởng Quang vẫn còn nhớ như in ngày 23 Âm lịch năm 2016, khi cả đội đang chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo thì có thông báo khẩn cấp, 5 thuyền viên của tàu Bạch Đằng 06 bị đắm. Ngay lập tức, hơn 20 người nhanh chóng lên tàu SAR 273, thực hiện hành trình cứu nạn trong làn sóng dữ. Khi đến đảo Long Châu, sóng quá to, tàu SAR 273 đứng trước nguy cơ bị lật, phải xin về Cát Bà, điều tiếp tàu to SAR 411 ra thay.

“Đợt cứu nạn ấy kéo dài trong bốn ngày đêm liền. Đến ngày 27 về nhà lại thấy sợ Tết, sợ chính mình lại làm lỡ những niềm vui nhỏ bé của gia đình, trong ngày đáng lẽ được đoàn viên”, anh Quang tâm sự.

Là người có kinh nghiệm 13 năm gắn bó với công tác cứu nạn, với anh Phạm Phi Hùng, Tết là cái gì đó rất xa xỉ. “Tôi vẫn nhớ ngày mùng 3 Tết năm 2007, thời điểm đang vui Xuân cùng gia đình, nhận được thông tin phà Đình Vũ bị mất phương hướng do sương mù. Vậy là lại theo tàu cứu nạn ra lai dắt phà vào bờ, mang đến cái “thở phào” nhẹ nhõm cho hơn 200 người đang trong tâm lý hoang mang, vô vọng; hay ngày 29 Tết năm 2010, khi mọi nhà đang cùng nhau trang hoàng nhà cửa, anh em trên tàu SAR 411 vẫn được giao nhiệm vụ chuyển quà (đào, quất, bánh kẹo,..) của TP Hải Phòng ra đảo Bạch Long Vĩ”, anh Hùng chia sẻ.

“Lúc đầu hơi buồn, nhưng nghĩ đến niềm vui của bà con ngoài đảo khi nhận được quà đón cái Tết đủ đầy, bằng ấy thuyền viên lại lấy đó làm niềm vui của chuyến đi giáp Tết”, anh Hùng nói.

Ông Vũ Việt Hùng, Phó TGĐ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết, để động viên tinh thần đội ngũ thuyền viên cứu nạn, mỗi dịp Tết đều tổ chức các cuộc gặp gỡ “lên dây cót” tinh thần để động viên anh em. Các phòng trực và trên tàu cứu nạn đều được chuẩn bị những cây quất, cành đào, mấy chai sâm panh, ít đồ ngọt để mọi người có thể tranh thủ cùng nhau tận hưởng chút dư vị của Tết đoàn viên.

“Các cuộc vui cũng chỉ chốc lát, qua thời khắc Giao thừa là tất cả lại trở về vị trí, thực hiện công việc được giao theo ca kíp như thường lệ, bởi vùng trách nhiệm của trung tâm rất rộng với 3.260km chiều dài và hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Công việc hàng ngày là tìm kiếm cứu nạn tất cả các phương tiện trên mặt biển nên phải trực 24/24h. Quân số luôn duy trì 100% ở cả ba cấp: Chỉ huy, trực ban, tàu tìm kiếm cứu nạn”, ông Hùng chia sẻ thêm.

56

Lực lượng cứu nạn trong đợt tìm kiếm thuyền viên tàu Hải Thành 26 bị đâm tại Vũng Tàu

Làm chỗ dựa cho ngư dân bám biển

Theo anh Hoàng Vinh Quang, nói đến công tác cứu nạn, nguy hiểm chẳng thể kể hết. Bão gió người ta ở nhà trú ẩn, còn mình đương đầu với sóng lớn. Có những lúc, tàu cứu nạn chới với lưng chừng sóng, cảm tưởng chỉ cần một làn sóng ập đến là lật ngay tức khắc. Nhưng khi phát hiện được mục tiêu, lập tức nỗi khiếp sợ tan biến, bởi khi ra quân, ai cũng mang niềm hi vọng sẽ tìm được người còn sống.

Như vụ cứu tàu Hồng Anh 69 tháng 10/2017 vừa qua, trong lúc tất cả thuyền viên trên tàu cứu nạn bắt đầu thấm mệt, một mục tiêu được xác định. Trong giây lát, tất cả anh em ào ra mừng rỡ để cứu người.

Theo anh Quang, hành trình cứu nạn được chia ca theo Luật Hàng hải và chức trách thuyền viên, thuyền trưởng chịu trách nhiệm chung; từ 0h - 4h sáng là ca của phó 2, từ 4h - 8h là ca của đại phó, từ 8h - 12h là ca của phó 3, bên máy cũng phân ca tương tự. “Phân chia tách bạch là thế, song cuộc chiến cứu nạn còn là câu chuyện về những lần chưa kịp nuốt miếng cháo đã nôn do say sóng, về chuỗi ngày dài đồ ăn lót dạ chỉ là nước lọc và lương khô”, anh Quang kể.

Trong khi đó, kí ức về nghề cứu nạn trong anh Phạm Phi Hùng là những ngày giữa đêm bật dậy đi cứu nạn, chồng hối hả chuẩn bị tư trang, vợ tất bật dắt xe để sẵn ra cổng; Năm 2012, người chú ruột mất nhưng chẳng thể về tiễn biệt do đang chốt trạm ở Nghệ An; là đồng nghiệp Phó máy 3 trên tàu SAR 411 hiện tại, người đồng nghiệp ấy cũng đang phải hoãn ngày dạm ngõ cho con, do còn dang dở việc cứu nạn trong Hòn La, Quảng Bình.

Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc trung tâm cho biết, hàng năm, trung tâm thường thực hiện 300 - 500 vụ cứu nạn; cứu và hỗ trợ khoảng 1.000 người. Tuy nhiên, khoảng 10 năm nay, công tác cứu nạn gần như không được đầu tư thêm nguồn lực, phương tiện đã cũ, chỉ chịu được sóng gió cấp 7-8. Hoạt động cứu nạn những năm gần đây ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu, bão có cường độ mạnh hơn; gió mùa khốc liệt đạt đến cấp 8-9. “Anh em chỉ biết dốc sức, dốc lực tối đa vào mỗi ca trực, mỗi chuyến cứu nạn để đảm bảo an toàn của người đi biển; Đồng thời, nỗ lực cải tiến kỹ thuật như: Sử dụng máy MF/HF và máy 12 băng tần tích hợp thông tin với ngư dân khi phần lớn tàu cá chưa có máy đàm theo tiêu chuẩn quốc gia; Thu hẹp két nước để mở rộng khoang chứa nhiên liệu, kéo dài ngày hoạt động trên biển”, ông Vũ nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.