• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tây Nguyên: Nhức nhối ý thức giao thông kiểu “văn hóa làng”

23/09/2016, 19:05

Công tác đảm bảo ATGT nông thôn khu vực Tây Nguyên đang là bài toán nan giải, nhất là vấn đề ý thức...

19

TNGT nông thôn vùng núi thường xảy ra ban đêm và phần lớn nguyên nhân do say rượu

Công tác đảm bảo ATGT nông thôn khu vực Tây Nguyên đang là bài toán nan giải, nhất là vấn đề ý thức người dân khi tham gia giao thông. Trong đó nhức nhối nhất là những vấn nạn về xe công nông, xe độ chế, tình trạng ném đá xe khách...

Một CSGT ở huyện Sa Thầy (Kon Tum) cho biết, rất nhiều lần xử lý những xe độ chế khủng, gắn tới vài ba phuộc nhún sau; không còi, không đèn chiếu sáng ngang nhiên lưu thông trên đường. Thậm chí, đèn xi nhan cũng không có, dây ga chỉ buộc tạm vừa chạy xe vừa thò tay kéo. Nhiều xe lắp bình xăng bằng can nhựa cột vào phía trước tay lái”.

Đáng nói, khi xử lý những chiếc xe độ chế của đồng bào dân tộc thiểu số là cả một cuộc đấu trí. “Người dân ở đây đa phần khó khăn, việc bắt giữ và tịch thu xe là cắt đi phương tiện làm ăn của họ. Nhưng không bắt giữ, xử lý vi phạm cũng không được vì mất ATGT cho chính họ và cả người tham gia giao thông khác”, CSGT nói trên cho biết.

Từ ngày 20 - 24/9, Bộ GTVT tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao công tác đảm bảo trật tự ATGT khu vực nông thôn, miền núi tại Hải Phòng và Gia Lai cho các cán bộ làm công tác ATGT cấp tỉnh, thành phố, các huyện và Sở GTVT trên toàn quốc. Tại những hội nghị này, nhiều ý kiến tham luận của các cơ quan quản lý, chuyên gia cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT tại cộng đồng, dân cư theo hướng trực quan, sinh động, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của từng vùng miền; Đẩy mạnh công tác TTKS, xử lý vi phạm, phát huy vai trò của lực lượng công an xã và các lực lượng phối hợp khác để kéo giảm TNGT vùng nông thôn.

Anh Đoàn Ngọc Thơ, chủ xe khách Ngọc Thông chia sẻ thêm, xe của anh thường chạy tuyến Đắk Lắk - Huế vào ban đêm. Mỗi khi xe lưu thông qua khu vực Tây Nguyên là anh lại nơm nớp nỗi lo gặp mấy chiếc công nông lúc chập choạng tối. Nhiều khi người dân lên rẫy, chiều tối tụ tập nhậu say, đến tối tít cả nhà lên xe công nông, không đèn, chạy nghênh ngang giữa đường Hồ Chí Minh. “Gặp những chiếc xe này thì phải chủ động tránh, không rất dễ gây tai nạn oan”, anh Thơ nói và cho biết thêm anh cũng rất sợ một số thanh niên vùng nông thôn nhậu say, tụ tập ném đá.

Mới đây, tối 17/9, xe khách của hãng xe Phượng Thu (tuyến Kon Tum - TP Hồ Chí Minh) lưu thông với tốc độ khá cao trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Sê (Gia Lai) bất ngờ bị một cục đá ném vào xe, làm hành khách hoảng loạn. Hai tấm kính trên xe bị vỡ, rất may không có ai bị thương. Tài xế do quá sợ hãi nên điều khiển xe chạy thêm 2km mới dừng lại dọn dẹp những mảnh kính vỡ vương vãi trên xe.

Trước đó, trong năm 2014, 2015 vấn nạn ném đá xe khách ở khu vực Tây Nguyên đặc biệt nhức nhối. Thậm chí, có đêm xảy ra đến 5 vụ ném đá xe khách ngay trên địa bàn tỉnh Kon Tum khiến cánh tài xế xe khách khiếp sợ mỗi khi lưu thông qua đây. Sau đó, lực lượng công an xã ở nhiều địa phương phải thay phiên nhau trực đêm ở các ngã ba, ngã tư, nơi thanh, thiếu niên hay tụ tập, tình trạng ném đá xe khách mới nguội bớt.

Về công tác đảm bảo ATGT nông thôn, miền núi, trong đó có ở các tỉnh miền núi, khu vực Tây Nguyên, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, TNGT xảy ra chủ yếu khi trời tối, đường nhỏ hẹp và nhiều chướng ngại vật như ổ gà, ổ voi… Cùng đó, một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông vùng nông thôn vẫn chủ quan với việc đội MBH để bảo vệ mình. Hơn nữa, vùng sâu, vùng xa ít có lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát nên người dân với tâm lý không sợ bị phạt nên vô tư không đội MBH. Do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân khu vực nông thôn, miền núi hiểu về các quy định của Luật GTĐB để từ đó chấp hành nghiêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.