• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Tàu, thuyền nằm chờ... phá dỡ cầu Bình Lợi

27/02/2020, 10:08

Cầu Bình Lợi cũ chưa được tháo dỡ dù cầu mới đã xong nên giao thông thủy trên sông Sài Gòn vì thế “tắc vẫn hoàn tắc”.

Cầu Bình Lợi mới đã xong nhưng cầu cũ vẫn chưa tháo dỡ khiến tàu thuyền qua lại vẫn bị tắc

5 tháng sau khi cầu đường sắt Bình Lợi mới được đưa vào khai thác (tháng 9/2019), chiếc cầu cũ vẫn chưa được tháo dỡ. Giao thông thuỷ trên sông Sài Gòn vì thế “tắc vẫn hoàn tắc”.

Cầu cũ vẫn cản đường tàu, thuyền

Dự án “Đầu tư xây dựng cầu Bình Lợi và nâng cấp tuyến luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc” có chiều dài 71km, bao gồm nạo vét luồng sông Sài Gòn và xây mới cầu đường sắt Bình Lợi theo hình thức BOT. Tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.
Cầu đường sắt Bình Lợi mới có chiều dài 1,3km, quy mô 14 nhịp, trong đó nhịp thông thuyền dài 101m, độ tĩnh không 7m. Khi nâng tĩnh không lên 7m, cầu đường sắt Bình Lợi mới sẽ tạo thuận lợi cho các tàu, sà lan có tải trọng trên 300 tấn lưu thông trên sông Sài Gòn vận chuyển hàng hóa, container từ các cảng, bến thủy nội địa ở Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh về các cảng biển ở TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần giảm tải cho đường bộ.

Đưa những chiếc tàu mới đóng về trên sông Sài Gòn, khu vực quận 1, ông Trần Song Hải, Tổng giám đốc Công ty GreenlinesDP cho biết, theo kế hoạch, trong tháng 4 sẽ mở tuyến vận tải đường thủy từ bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) lên Bến Đình (Bình Dương), Bến Dược (Củ Chi, TP HCM). Đây là tuyến đường thủy quan trọng, hứa hẹn sẽ thu hút khách du lịch, người dân đi lại để giảm tải cho đường bộ. Công ty đã chuẩn bị 2 loại tàu, một loại có sức chứa khoảng 50 hành khách, một loại khác là du thuyền cao cấp, chỉ khoảng 20 hành khách.

“Tất cả phương tiện, nhân lực đã sẵn sàng. Nhưng nếu cầu đường sắt Bình Lợi cũ không được tháo dỡ thì chúng tôi cũng bó tay, không thể thông tuyến để chạy tàu được”, ông Hải nói.

Ông Phạm Quốc Long, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Gemadept, một trong những công ty vận tải hàng hóa đường thủy lớn tại TP HCM cho biết, mỗi ngày công ty có hàng chục sà lan vận chuyển hàng container từ các cảng cạn Trường Thọ (quận Thủ Đức, TP HCM) về cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Với đội tàu hiện có, công ty luôn sẵn sàng mở tuyến lên Bình Dương nếu luồng sông Sài Gòn được thông tuyến. Theo ông Long, mỗi sà lan có thể chở cả trăm container một chuyến. Nếu đi đường sông sẽ giảm 50% chi phí so với đường bộ. Ngoài ra còn tránh được ùn tắc, kẹt xe, các chi phí phát sinh dọc đường.

“Cứ tưởng tượng 100 chiếc xe đầu kéo chở theo 100 container từ Bình Dương về cảng Cái Mép thì các chi phí như thế nào, ùn tắc, kẹt xe. Giờ chỉ cần đưa xuống một chiếc sà lan là giải quyết được nhanh gọn”, ông Long nói.

Thế nhưng, tất cả đều đang phải chờ vì cầu Bình Lợi cũ chưa được tháo dỡ. Tĩnh không thông thuyền của sông Sài Gòn đoạn qua cầu Bình Lợi chỉ 1,5m nên những tàu lớn không thể đi qua được.

Tháng 3 sẽ tháo xong?

Sà lan chở container trên sông Sài Gòn nhưng chỉ chạy từ quận Thủ Đức đi Cái Mép, chưa lên được Bình Dương vì đang tắc ở cầu Bình Lợi

Tại Bình Dương, các chủ cảng bến ở đây, mà cụ thể là cảng Bến Súc cũng đã sửa sang hệ thống cầu cảng để chuẩn bị đón những tàu có trọng tải lớn hơn 300 tấn cập bến bốc xếp hàng hóa.

Lâu nay chỉ có những tàu nhỏ cập bến nên việc đầu tư cảng chưa thực sự được quan tâm. Ông Trần Bá Luận, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết, cơ quan chức năng, chủ đầu tư đang thực hiện quy hoạch để đầu tư hệ thống cảng, bến đồng bộ hơn, lớn hơn, chờ ngày tháo dỡ cầu Bình Lợi cũ để thông tuyến.

Ông Nguyễn Vũ Nam, Phó giám đốc Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi, doanh nghiệp thực hiện dự án làm cầu đường sắt Bình Lợi cho biết, hiện nay việc tháo dỡ cầu đường sắt Bình Lợi cũ vẫn chưa thực hiện được mà đang chờ cơ quan chức năng thẩm định hồ sơ phương án tháo dỡ.

Trả lời câu hỏi vì sao cầu mới đã thông tuyến, cho tàu đường sắt chạy từ tháng 9 nhưng đến nay vẫn chưa có phương án tháo dỡ cầu cũ, ông Nam cho biết, trước đó tư vấn đã có phương án tháo dỡ cầu cũ. Tuy nhiên, sau khi thông cầu, UBND TP HCM mới thống nhất giữ lại 2 nhịp cầu 2 bên của cầu đường sắt Bình Lợi cũ 120 tuổi để bảo tồn. Lúc đó đơn vị tư vấn mới bắt tay xây dựng lại phương án tháo dỡ cầu cũ.

Trong khi đó, hơn 3 năm xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi mới, TP HCM vẫn không có ý kiến dứt khoát về việc có bảo tồn cầu Bình Lợi cũ hay không, đợi đến khi cầu Bình Lợi mới thông tuyến mới chốt phương án giữ một phần cầu cũ nên mọi việc triển khai chậm.

Ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 7 cho biết, hiện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) đang rà soát dự toán kinh phí tháo dỡ. Nếu duyệt xong dự toán sớm thì trong tháng 3 sẽ tiến hành tháo dỡ, khoảng một tháng là tháo xong nhịp giữa để thông thuyền.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.