• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tàu hàng, sà lan liên tiếp gặp nạn, làm gì để an toàn hơn?

14/03/2023, 16:12

Những ngày qua, liên tiếp nhiều vụ tai nạn hàng hải xảy ra với tàu hàng, sà lan tại khu vực biển Bình Thuận.

Tàu phải đủ điều kiện mới được xuất bến

Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải VN vừa cứu nạn thành công 2 tàu chở đá từ Cà Ná, Ninh Thuận đi đảo Phú Quý (Bình Thuận) gặp nạn khi hoạt động trên vùng biển tỉnh Bình Thuận.

Trong đó, tàu LA-05923 (4 thuyền viên trên tàu) bị chìm và tàu LA-05922 (phân cấp VR-SB, có 3 thuyền viên trên tàu) có nguy cơ chìm. Thời tiết khu vực có gió Đông Bắc cấp 5 - 6 giật cấp 7, sóng cao 2,5 - 3,5m.

Liên tiếp những ngày qua, nhiều vụ tai nạn hàng hải xảy ra tại khu vực biển Bình Thuận

Ngày 10/3, tàu Xuyên Á 126 chở 2.600 tấn phân đạm (trọng tải 4.039 tấn) trên đường hành trình từ Cần Thơ đi Quy Nhơn, đến vị trí cách Đông Nam mũi Kê Gà, Phan Thiết khoảng 3 hải lý thì tàu phát báo nạn gặp nguy cơ chìm, yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.

Sau đó 1 ngày, ngày 11/3, tàu Tuấn Tú 09 (trọng tải 1.255 tấn) có 7 thuyền viên trên tàu cũng gặp nạn khi đang trên đường hành trình chở 800 tấn vật liệu xây dựng từ cảng Hải sản Trường Sa HQ 129 (Vũng Tàu) đến cảng Phú Quý (Bình Thuận). Tàu bị chìm tại vị trí cách phía Tây đảo Phú Quý khoảng 30 hải lý. 5 trong số 7 thuyền viên đã được tàu BTh 5644 TS cứu vớt.

"Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trong mấy ngày tới, thời tiết biển tại khu vực vẫn có gió cấp 5, có lúc cấp 6 - 7.

Các Cảng vụ hàng hải khi cấp phép cho các phương tiện khi làm thủ tục xuất bến phải có trách nhiệm thông báo diễn biến tình hình thời tiết, cấp biển của khu vực tàu đi, tránh những sự cố đáng tiếc. Mỗi phương tiện sẽ có những phân cấp hạn chế, chỉ được hoạt động trong các vùng biển hạn chế dựa theo cấp tàu", ông Đỗ Văn Thuận, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận.

Các vụ tai nạn xảy ra, gây thiệt hại lớn về tài sản. Quan trọng hơn, nhiều thuyền viên mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang tích cực tìm kiếm những người bị mất tích.

Hiện nay, nguyên nhân của các vụ tai nạn đang được cơ quan quản lý điều tra.

Tuy nhiên, theo phân tích của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải VN (VMRCC), đa số các tàu bị sự cố tại khu vực Bình Thuận vừa qua có phân cấp hạn chế II, hạn chế III (SB) và tàu dạng SII. Với điều kiện thời tiết thực tế sóng lớn cao 2,5 - 3m, các tàu thuộc phân cấp này không đủ điều kiện xuất bến.

Đáng chú ý, các tàu có trang bị thông tin liên lạc và trang thiết bị cứu sinh sơ sài. Thậm chí, có tàu không có thông tin liên lạc hàng hải trên tàu.

Từ đây, VMRCC đề xuất cơ quan quản lý cần có yêu cầu bắt buộc các tàu phân cấp SB phải lắp trang thiết bị AIS. Cùng đó, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát về trang thiết bị trên tàu.

Tàu nào đủ điều kiện mới cho xuất bến. Đặc biệt, phải xem xét về chế tài đối với chủ tàu, thuyền trưởng không chấp hành quy định đảm bảo an toàn hàng hải.

Yếu tố con người quyết định hơn 80% an toàn hàng hải

Yếu tố con người đóng vai trò quyết định phần lớn trong vấn đề đảm bảo an toàn hàng hải. Ảnh minh họa

Thời gian qua, diễn biến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khó lường. Để hạn chế tối đa các sự cố, tai nạn hàng hải, theo đại diện Cục Hàng hải VN, những người đi biển phải là người được huấn luyện các phương án đảm bảo an toàn, cũng như những kỹ năng xử lý khi gặp sự cố trên biển trong điều kiện gặp thời tiết bất lợi.

Thuyền trưởng sẽ là người đánh giá tình huống để quyết định cách xử lý, một số trường hợp có thể thay đổi hướng đi, thậm chí phương án xấu nhất là rời bỏ tàu.

Theo các chuyên gia hàng hải, để các tàu hành hải an toàn trong điều kiện thời tiết xấu, sóng to, gió lớn cần nhiều yếu tố. Các tàu phải trang bị các trang thiết bị cứu sinh như áo phao, báo hiệu, thiết bị định vị... đề phòng khi có sự cố xảy ra phải dùng đến, cũng như thuận tiện cho công tác tìm kiếm cứu nạn.

Đặc biệt, yếu tố con người được đánh giá là quan trọng nhất, quyết định tới hơn 80% trong việc hạn chế thấp nhất các rủi ro tai nạn hàng hải. Trong đó, những quyết định của thuyền trưởng – người chịu trách nhiệm cao nhất trên con tàu sẽ góp phần lớn trong việc giảm thiểu tai nạn trên biển.

Nhiều thuyền trưởng kinh nghiệm lâu năm cho biết, thời tiết trên biển hay có nhiều diễn biến và hiện tượng bất ngờ nên những người thuyền trưởng phải là người có kinh nghiệm để tránh tối đa sự cố rủi ro.

Bởi, bằng kinh nghiệm của những người lành nghề trên biển, các thuyền trưởng sẽ biết phân tích tình huống, nắm bắt các yếu tố về luồng, dòng chảy, bước sóng... tại mỗi vùng biển, biết cách gối sóng để hạn chế tối đa sự cố nguy hiểm.

"Khi làm kế hoạch hành hải, thuyền trưởng phải tính toán các tình huống có thể xảy ra. Tàu dù hành hải vào lúc biển êm, bất chợt gặp thời tiết bất lợi, thuyền trưởng phải đánh giá tình hình và tính toán, nhanh chóng neo trú và tuyệt đối không dẫn tàu nếu thấy nguy hiểm", một thuyền trưởng nhiều năm kinh nghiệm khẳng định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.