• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tàu chở khách ở khu du lịch Tam Chúc vô tư chở quá tải

04/02/2020, 07:00

Sau Tết, đội phương tiện thủy ở khu lịch Tam Chúc luôn nhộn nhịp. Đáng nói, tình trạng chở quá tải thường xuyên diễn ra, nguy cơ tai nạn cao.

Các tàu chở khách du lịch tại hồ Tam Chúc thường xuyên quá tải song không có sự giám sát của cơ quan chức năng

Vô tư chở quá tải

Ngày 31/1, có mặt tại khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam), PV Báo Giao thông ghi nhận bãi xe với sức chứa hơn nghìn xe ô tô đã kín chỗ, với nhiều đoàn xe khách mang biển số từ các địa phương trong cả nước.

Muốn vào bên trong khu du lịch rộng khoảng 5.000 ha này, du khách phải mua vé xe điện 90.000 đồng/người/hai chiều để đi từ bến Tam Quan vòng vài kilomet theo bờ hồ hoặc vé thuyền 200.000 đồng/người, đi bằng thuyền nhỏ hoặc tàu có sức chở vài chục người để đi gần 1km ngang qua hồ sang vãn cảnh chùa.

Đi bằng đường thủy, PV được bán cho tấm vé đề dòng chữ “Vé du thuyền”, nhưng trên vé không đề tên phương tiện, vị trí ngồi. Sau khi chen chân cùng các đoàn khách khác xuống bến, PV được nhân viên hướng dẫn lên chiếc tàu NB-8202. Chiếc tàu hai tầng này ghi rõ sức chở là 36 người, thế nhưng nhân viên bến chỉ thông báo khách mặc áo phao mà không hề kiểm soát người lên, khiến số lượng khách lên đến gần 50 khách.

Đáng ngại hơn, nhiều khách tranh nhau lên tầng hai, khi không còn chỗ ngồi vẫn đi đứng lộn xộn để ngắm cảnh, chụp hình song không thấy sự can thiệp của nhân viên trên tàu. Quan sát của PV, trong số 7 chiếc tàu hai tầng đang hoạt động tại đây, 5 chiếc có sức chở 36 người, 2 chiếc sức chở 48 người đều thường xuyên trong tình trạng chở quá tải, đe dọa an toàn của của khách du lịch.

Khi được hỏi, một số nhân viên tại bến cho biết, không hề được người của công ty (Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Chúc) giao nhiệm vụ kiểm soát số lượng người lên tàu. “Chúng tôi chỉ hướng dẫn khách lên tàu, khi xuống tàu đi theo đúng lối ra để đảm bảo trật tự. Nếu cảm thấy tàu quá đông người mới không cho lên nữa, còn thấy “vừa vừa” thì cho lên thôi”, nhân viên này cho biết.

Để làm rõ vấn đề trên, PV tìm gặp, đồng thời gọi điện cho một quản lý của đơn vị quản lý đội tàu để tìm hiểu về công tác quản lý an toàn vận tải, song không nhận được hồi âm.

Theo ông Bùi Quốc Hưng, Phó phòng Tàu sông, Cục Đăng kiểm VN, các tàu hai tầng nói trên (cùng 5 thuyền gỗ nhỏ khác) đăng ký biển số Ninh Bình và đang còn hạn đăng kiểm. Ngoài ra, khu vực này còn một số tàu và vài chục chiếc thuyền nhỏ khác đang neo đậu nhưng chưa được cấp chứng nhận đăng kiểm.

“Chỉ các phương tiện thủy đã được cấp chứng nhận đăng ký, đăng kiểm mới được phép chở khách du lịch và không được chở quá số người theo giấy chứng nhận đăng kiểm. Hồ Tam Chúc có một số tàu chở khách hai tầng đã được tính toán thiết kế đảm bảo an toàn, trường hợp chở quá số người theo thiết kế sẽ gây nguy cơ mất ổn định, an toàn trong quá trình di chuyển. Việc đảm bảo an toàn cho du khách phụ thuộc vào công tác quản lý khai thác vận tải”, đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết.

Vẫn không rõ cơ quan quản lý

Hồ Tam Chúc là khu vực giao thông nội bộ, không thuộc hệ thống đường thủy quốc gia nên thẩm quyền quản lý thuộc chính quyền địa phương. Chúng tôi sẽ phối hợp với ngành chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền, yêu cầu đơn vị khai thác vận tải tuân thủ quy định của pháp luật về vận tải hành khách bằng đường thủy.
Ông Trần Sỹ Nghĩa, Đội trưởng Đội Thanh tra - an toàn đường thủy số 4 (Chi cục Đường thủy nội địa số 4)


Tìm hiểu của PV Báo Giao thông cũng cho thấy, không chỉ hoạt động vận tải thủy tại hồ Tam Chúc bị trống sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải khách du lịch mà cả với vận chuyển khách bằng xe điện bốn bánh. Bởi trong khu du lịch có hàng trăm xe điện chở khách, hầu hết không có biển số đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm, cũng như không rõ những người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe từ hạng B2 trở lên theo quy định tại Thông tư 86/2014 của Bộ GTVT hay không.

Ông Vũ Văn Khanh, Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm 90-01S Hà Nam xác nhận, đến nay không có xe điện chở khách du lịch nào tại khu du lịch Tam Chúc được đơn vị cấp chứng nhận đăng kiểm.

Liên hệ với Sở GTVT Hà Nam, ông Đặng Trọng Thắng, Giám đốc Sở cho biết, việc quản lý các hoạt động, kể cả các hoạt động vận tải do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương thực hiện. “Các hoạt động nội bộ tại khu du lịch Tam Chúc, kể cả hoạt động phương tiện, vận tải đều do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện”, ông Thắng nói.

Trong khi đó, ông Lê Xuân Huy, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nam cho biết: “Chúng tôi chỉ quản lý hoạt động du lịch tại khu du lịch Tam Chúc. Còn hoạt động quản lý người lái, phương tiện vận tải trong khu vực trên đã được UBND tỉnh Hà Nam giao cho Sở GTVT từ năm trước. Phóng viên có thể liên hệ với Sở GTVT để tìm hiểu về tình hình trên”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.