• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Tăng TNGT do người đi bộ qua đường không đúng quy định: Cách nào hạn chế?

Giao thông 24h

Tăng TNGT do người đi bộ qua đường không đúng quy định: Cách nào hạn chế?

19/07/2022, 06:00

Số vụ TNGT do người đi bộ qua đường không đúng quy định ngày càng tăng trong khi người dân vẫn giữ thói quen tuỳ tiện khi sang đường.

Báo động gia tăng TNGT do người đi bộ qua đường không đúng quy định

Khoảng 6h sáng ngày 12/5, xe ô tô 7 chỗ BKS 83A - 056.50 lưu thông trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, đến Km48 đoạn qua huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) bất ngờ đâm phải một phụ nữ từ dải phân cách cây xanh băng ngang qua đường, khiến người này tử vong tại chỗ.

Hiện trường vụ TNGT người phụ nữ băng sang đường trên cao tốc TP HCM - Trung Lương bị ô tô đâm tử vong ngày 12/5 vừa qua

Trước đó, khoảng 18h40 ngày 14/4, xe đầu kéo 29C-555.68 do tài xế Phạm Văn Cường (SN 1983, trú tại thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) điều khiển, lưu thông trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo hướng từ Hà Nội lên Lào Cai. Khi đến địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên, đã đâm vào một phụ nữ đang chạy ngang sang đường, làm tử vong tại chỗ.

Nạn nhân được xác định là chị Trần Thị Hằng (SN 1979, trú tại thôn Minh Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên). Theo một số người dân có mặt tại hiện trường, thời điểm xảy ra tai nạn, chị Hằng đưa người nhà lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để chờ xe khách, khi sang đường trở về nhà đã xảy ra tai nạn đáng tiếc trên.

Hay vụ TNGT xảy ra khoảng 4h50 sáng 4/4 tại khu vực ngã ba Trần Nhật Duật – Lò Sũ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng liên quan đến người đi bộ khi bà N.T.H (ở phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) làm nghề bán hàng dạo quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đang trên đường về nhà sau khi kết thúc hoạt động phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm thì bị xe máy đâm vào, tử vong.

Tuy nhiên đây chỉ là 3 trong số ít vụ TNGT liên quan đến người đi bộ xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2022. Bởi, theo báo cáo từ Uỷ ban ATGT Quốc gia, 6 tháng đầu năm 2022, đường bộ xảy ra 5.637 vụ TNGT, làm chết 3.240 người, bị thương 3.676 người.

Phân tích nguyên nhân xảy ra TNGT từ 3.354 vụ tai nạn trên đường bộ, có 3,42% do người đi bộ qua đường không đúng quy định. Trong khi 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số này là 3% và so với cả năm 2021 và năm 2020 số vụ TNGT do người đi bộ qua đường không đúng quy định còn ít hơn (lần lượt là 2,86% và 2,2%).

Đại diện Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT cho biết, việc gia tăng các vụ TNGT do người đi bộ qua đường không đúng quy định cho thấy ngày càng có nhiều người đi bộ không chấp hành quy định Luật GTĐB dành cho người đi bộ, đi không đúng hè phố, lề đường, qua đường tại những nơi không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt hay hầm dành cho người đi bộ.

Dù có cầu vượt đi bộ, người dân vẫn vô tư sang đường không đúng nơi quy định

Cách nào hạn chế?

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cho biết, qua quan sát dễ dàng thấy, người dân Việt Nam có thói quen đi bộ qua đường một cách tuỳ tiện, được nuôi dưỡng từ việc không bị xử phạt khi vi phạm và khi TNGT xảy ra hiếm khi bị quy trách nhiệm.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT cho biết, các vụ TNGT xảy ra do người đi bộ băng qua đường không đúng quy định xuất phát từ thói quen ưu tiên sự thuận tiện của bản thân người dân. Theo đó, họ sẵn sàng băng qua đường tại các điểm không dành cho người đi bộ chỉ để tránh việc phải đi bộ xa hay chờ đợi lâu.

Bên cạnh đó, cũng không loại trừ nguyên nhân liên quan đến vấn đề bố trí các vị trí cho phép sang đường (vạch sơn, cầu vượt đi bộ) của cơ quan chức năng chưa thực sự hợp lý, dẫn đến việc người dân sang đường ở các vị trí không đảm bảo an toàn.

“Dù Luật GTĐB đã quy định quy tắc giao thông dành cho người đi bộ và Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng đã quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông của người đi bộ nhưng đến nay, thực tế Luật vẫn chưa đi vào được cuộc sống. Người dân có thể biết nhưng chưa nắm được các quy định cụ thể trong Nghị định này. Quan trọng hơn, việc xử phạt các trường hơp vi phạm chưa nhiều, dẫn đến tính hiệu lực của quy định không cao. Điều này có thể xuất phát từ việc lực lượng CSGT còn mỏng và phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Thêm vào đó, tình trạng vi phạm có thể quá phổ biến và diễn ra trên phạm vi rộng dẫn đến việc xử phạt gặp nhiều khó khăn, bỏ sót”, TS Hiếu nhận định.

Đại diện Ban ATGT TP Hà Nội cũng cho biết, nguyên nhân gây ra các vụ TNGT liên quan đến người đi bộ trên địa bàn chủ yếu do ý thức của một bộ phận người dân khi đi bộ, không chú ý quan sát, sang đường không đúng quy định, không đi vào làn đường, cầu vượt hay hầm chui dành cho người đi bộ mà băng cắt qua dòng giao thông đông đúc của đường phố Hà Nội.

Trong khi đó, hạ tầng giao thông dành cho người đi bộ hiện nay được chính quyền TP Hà Nội rất quan tâm khi đã, đang và sắp đầu tư xây dựng nhiều cầu vượt, sơn kẻ vạch dành cho người đi bộ sang đường ở những vị trí phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Người dân vô tư băng qua đường trong khi cạnh đó là hầm bộ hành H1 phía đối diện bến xe Mỹ Đình

Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Nếu người đi bộ tạo chướng ngại vật gây TNGT nghiêm trọng trở lên thì bị áp dụng chế tài hình sự phạt tù, bồi thường thiệt hại.

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6, Phòng CSGT – CATP Hà Nội cũng cho biết, một bộ phận người dân do ngại đi xa nên có thói quen tuỳ tiện sang đường, tiện đâu sang đó.

Ở những tuyến đường do Đội 6 phụ trách TTKS có những tuyến đường rộng, việc người dân sang đường không đúng quy định, không đi qua cầu vượt hay hầm chui, ngã tư đèn tín hiệu có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ như trên tuyến đường Phạm Hùng giao với cầu Mai Dịch hay dọc tuyến QL32, có lượng phương tiện lưu thông đông đúc, sẽ rất nguy hiểm.

Thậm chí, khi lực lượng chức năng xử lý nghiêm tình trạng các nhà xe đón trả khách trên đường QL32 và Phạm Hùng, một số người dân còn bất chấp nguy hiểm đi bộ lên đường vành đai 3 trên cao để chờ bắt xe, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT rất lớn bởi đây là tuyến đường cấm các phương tiện xe thô sơ, xe máy và người đi bộ.

Theo Thiếu tá Chinh, hầu hết những người này đều nhìn thấy biển cấm nhưng vẫn cố tình vi phạm và chủ quan.

“Quá trình TTKS xử lý vi phạm, Đội CSGT đường bộ số 6 gặp nhiều khó khăn khi những người vi phạm lấy đủ lý do để né tránh xử lý như: quên không mang chứng minh thư, không có giấy tờ tuỳ thân và không có tiền để nộp phạt.

Với những trường hợp này, các cán bộ, chiến sỹ phải đưa người vi phạm về công an phường sở tại để đấu tranh cho đến khi người dân nhận thức được hành vi vi phạm và nộp phạt.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoan cố không chấp hành, trong đó có nhiều lao động tự do như nghề xe ôm, bốc vác,…, ý thức chưa tốt, khi bị xử lý lại lấy lý do vì mưu sinh để “xin xỏ”.

Cũng theo Thiếu tá Chinh, hiện nay mức xử phạt VPHC đối với lỗi người đi bộ sang đường không đúng quy định còn thấp nên chưa tạo được tính răn đe cao đối với người dân.

Theo TS Hiếu, ở góc độ quản lý nhà nước, việc nghiên cứu bố trí các vị trí và công trình để người dân sang đường an toàn nên là ưu tiên số một. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với các đơn vị chuyên môn như trường Đại học Giao thông Vận tải để có thể nắm bắt đầy đủ và tốt hơn các yếu tố dẫn đến việc người dân không tuân thủ quy định và không sử dụng các công trình trên.

Trên cơ sở đó, có các giải pháp phù hợp để khuyến khích người dân sử dụng các công trình và tiện ích để sang đường an toàn.

Ở góc độ người điều khiển phương tiện cơ giới, đặc biệt là ô tô, cần xây dựng văn hóa giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ như tại các nước phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ.

Các chương trình giáo dục và trải nghiệm nên và cần được triển khai tại các trường học vì học sinh là nhóm đối tượng thường xuyên băng qua đường thiếu quan sát, tùy tiện. Các cháu cũng là nhóm đối tượng dễ tiếp thu và hình thành các thói quen tốt, như sang đường đúng nơi quy định và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.

“Trên thế giới, bố trí không gian đi bộ và các vị trí sang đường cho người đi bộ là một yêu cầu hết sức quan trọng trong xây dựng các tuyến đường và điều tiết giao thông.

Thêm vào đó, việc nhường đường cho người đi bộ được coi là 1 nguyên tắc quan trọng trong điều khiển phương tiện và được nhấn mạnh trong quá trình dạy và đánh giá lấy bằng lái xe. Một người lái xe nếu như không nhường đường cho người đi bộ (trong thực tế khi đi đường trường) tại Pháp hay Đức có thể bị đánh trượt hoặc coi như không đủ điều kiện tham gia thi lấy bằng lái xe. Thiết nghĩ, cách thức này cũng nên được xem xét ap dụng tại Việt Nam”, TS Hiếu nói.

Và cho biết, việc xử phạt đối với người đi bộ qua đường không đúng quy định cần thực hiện quyết liệt hơn. Đặc biệt trong các vụ va chạm, cần xác định rõ lỗi của người đi bộ khi qua đường (nếu có) để từ đó đưa ra các hình phạt phù hợp, tránh tư tưởng người điều khiển phương tiện cơ giới luôn phải đền cho người đi bộ.

Đồng quan điểm, chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình cho biết, cần xử phạt thật nghiêm đối với hành vi qua đường không đúng quy định của người đi bộ. Quy định ban hành nhưng không xử phạt thì không ai quan tâm. Thậm chí, với những trường hợp lấy lý do không có giấy tờ, không có tiền nộp phạt cần áp dụng thêm chế tại tạm giữ tại công an phường cho đến khi nộp phạt hoặc gọi người nhà đến nộp phạt thì được ra về.

Đối với những vụ tai nạn mà người đi bộ là nguyên nhân chính gây ra, cần quy trách nhiệm 100% đối với người đi bộ. Thậm chí nếu phương tiện xe máy, ô tô đâm phải bị hư hỏng, lái xe máy, ô tô bị thương tích, người đi bộ cũng cần phải bồi thường. Cần xử nghiêm như vậy, người dân mới có ý thức chấp hành Luật GTĐB khi đi bộ sang đường.

“Hàng năm cũng cần công khai số liệu xử lý vi phạm giao thông của người đi bộ, các phiên toà xét xử vụ án TNGT do người đi bộ gây ra nhằm tuyên truyền, tạo tính răn đe trong nhân dân”, TS Bình cho hay.

Năm 2009, trường hợp đầu tiên người đi bộ vi phạm Luật GTĐB bị xử lý hình sự đó là chị Nguyễn Thị Dương (sinh năm 1990, trú tại thôn Đồng Chung, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm) do có hành vi trèo qua hàng rào phân cách để qua đường, khiến cho người điều khiển xe mô tô bất ngờ, không kịp xử lý, đã đâm vào lề đường, tử vong.

Tháng 11/2009, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) đã tuyên phạt bị cáo Dương mức án 09 tháng tù (cho hưởng án treo) và 18 tháng thử thách vì đã có hành vi cản trở giao thông đường bộ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.