• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Tăng "nóng" vi phạm bảo đảm ATGT đường sắt

10/01/2019, 15:18

Năm 2018, Cục Đường sắt VN phát hiện, xử lý hơn 1.400 hành vi vi phạm bảo đảm ATGT đường sắt.

tau-qua-loi-dan-sinh-qua-duong-sat

Thanh tra đường sắt phát hiện, xử lý hơn 1.400 hành vi vi phạm đảm bảo ATGT đường sắt, trong đó có tự mở lối đi qua đường sắt bằng đủ loại vật liệu như đá, gỗ, sắt... của người dân

Cục Đường sắt VN cho biết, năm 2018 tiến hành 8 cuộc thanh tra theo đoàn, 15 cuộc thanh tra độc lập và tổ chức 377 cuộc kiểm tra theo kế hoạch, 554 cuộc kiểm tra đột xuất lĩnh vực đường sắt. Qua thanh, kiểm tra phát hiện 1.463 hành vi vi phạm, tăng tới 40% so với năm 2017. Tổng số tiền nộp Kho bạc Nhà nước hơn 920 triệu đồng.

Trong số này, có đến 60% vi phạm quy định về tín hiệu, quy tắc giao thông tại các đường ngang và vi phạm về bảo đảm ATGT đường sắt; 30% vi phạm về hành lang ATGT đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và 10% vi phạm đối với nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu.

Ông Nguyễn Song Hà, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế Cục Đường sắt VN cho biết, thực tế kết quả thanh, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) lĩnh vực đường sắt còn nhiều hạn chế; hình thức, nội dung kiểm tra chưa linh hoạt; chất lượng kiểm tra chưa cao.

Lý giải nguyên nhân, ông Hà cho biết, một phần là do nhân lực làm công tác thanh tra đường sắt quá mỏng. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành đường sắt có 64/97 công chức thanh tra chuyên ngành làm nhiệm vụ thanh tra. Trong đó, có 54 công chức thanh tra làm việc tại các khu vực hiện trường trên địa bàn hoạt động rộng, trải dài từ Bắc vào Nam. Một số đơn vị thanh tra - an toàn biên chế chỉ có 3 người; trong khi đó có trên 45 tổ chức đầu mối là đối tượng thanh tra, kiểm tra.

IMG_7034

Tới đây, cần đầu tư thêm cho lực lượng thanh tra các trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như: máy đo nồng độ cồn, máy đo tốc độ đoàn tàu, cân tải trọng phương tiện giao thông đường sắt…  Ảnh: ô tô đỗ vi phạm hành lang ATGT đường sắt

Để nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đường sắt, ông Hà cho rằng, Cục Đường sắt VN cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kĩ năng thanh tra cho các công chức thanh tra; đổi mới phương pháp, vận dụng linh hoạt các hình thức thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng công an các địa phương trong phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; đặc biệt trong xử lý, cưỡng chế, chống lấn chiếm, tái lấn chiếm, các vi phạm hành chính về hành lang ATGT đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Cũng theo ông Hà, để tăng hiệu lực xử phạt VPHC, cần sửa đổi Luật Xử lý VPHC 2012 theo hướng bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt cho các chức danh trưởng phòng, đội trưởng thuộc tổ chức thanh tra chuyên ngành GTVT. Cùng đó, cần đầu tư thêm cho lực lượng thanh tra các trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như: máy đo nồng độ cồn, máy đo tốc độ đoàn tàu, cân tải trọng phương tiện giao thông đường sắt…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.