• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tăng cường biện pháp đảm bảo ATGT cho trẻ em vùng cao

08/11/2017, 07:48

Ông Nguyễn Văn Thạch đã trao đổi với Báo Giao thông về công tác đảm bảo ATGT cho trẻ em các tỉnh miền núi.

7

Ông Nguyễn Văn Thạch

Trao đổi với Báo Giao thông về công tác đảm bảo ATGT cho trẻ em các tỉnh miền núi, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT cho rằng, trong điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, tổ chức tuyên truyền thường xuyên và đa hình thức sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn TNGT.

“Hổng” trong nhận thức và quản lý

Ông đánh giá thế nào về hiện trạng ATGT ở đối tượng trẻ em miền núi?

Theo tôi, đảm bảo ATGT cho trẻ em cả nước nói chung và miền núi nói riêng đang trở thành vấn đề cấp thiết, cần sự quan tâm của toàn xã hội. Thống kê cho thấy, chỉ tính riêng năm 2016, tại 21 tỉnh miền núi của Việt Nam xảy ra 2.851 vụ TNGT liên quan đến trẻ em, làm 1.724 người chết, 2.578 người bị thương. Ước tính, mỗi năm ở nước ta có gần 2.000 trẻ em thiệt mạng do TNGT. Đó là một con số rất lớn so với khu vực và thế giới.

Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến TNGT liên quan đến trẻ em vẫn còn nhức nhối?

"Trường học là môi trường rất tốt để nâng cao nhận thức về ATGT cho học sinh. Vì vậy, hệ thống cơ sở giáo dục ở các tỉnh miền núi cần thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu ATGT lồng ghép trong những giờ chào cờ, hoạt động đội, đoàn để cùng các cấp chức năng nâng cao hiểu biết, mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người dân và các em nhỏ khi tham gia giao thông”.

Ông Nguyễn Văn Thạch

Trẻ em miền núi còn thiếu hiểu biết về luật pháp, kĩ năng khi tham gia giao thông. Mặt khác, đời sống của người dân miền núi còn nhiều khó khăn, đa số phụ huynh phải lên nương rẫy từ rạng sáng đến chiều tối, nên không có thời gian kiểm soát hoạt động thường nhật của con em mình. Những đứa trẻ phát triển tự nhiên, rất dễ “học đòi” theo đám bạn dẫn đến những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Cùng đó, lực lượng xử lý vi phạm ATGT tại địa phương còn rất “hổng”, CSGT mới chỉ tập trung ở đường tỉnh, đường huyện. Mặc dù, lực lượng công an xã đã được cấp quyền xử lý nhưng vẫn kém hiệu quả, còn dung túng cho nhiều trường hợp do liên quan đến vấn đề họ hàng, anh em quen biết, dẫn đến tâm lý “nhờn luật” trong nhận thức của trẻ.  

Ngoài ra, hạ tầng yếu kém, mạng lưới đường sá chưa được đầu tư đồng bộ, biển cảnh báo giao thông lắp đặt chưa chuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất an toàn cho người dân miền núi nói chung và đối tượng trẻ em vùng cao nói riêng.

Ông có cho rằng, để bảo vệ con trẻ khỏi TNGT, nhận thức của các bậc phụ huynh rất quan trọng?

Thực tế, tại các tỉnh vùng cao, một số phụ huynh có nhận thức và định hướng vấn đề ATGT cho con mình rất tốt như: Khi tham gia giao thông bắt buộc phải đội MBH, nên đi hay không đi cung đường nào và phải đi như thế nào. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt những người trong các thôn, bản xa xôi, nơi thường xuyên di chuyển bằng ngựa, xe bò chưa có định hình cụ thể về nguy cơ con mình có thể gặp phải khi lưu thông trên đường lớn, đường huyện.

Thậm chí, thời điểm đi công tác trên các tỉnh vùng núi, tôi còn chứng kiến không ít những ông bố, bà mẹ tỏ ra tự hào khi nhìn thấy đứa trẻ mới chỉ 12 tuổi leo lên xe máy đi. Điều đó vô hình trung gieo giắc vào cuộc sống của các em những hiểm nguy có khi bị đánh đổi bằng cả mạng sống.

8

CSGT tuyên truyền ATGT cho học sinh vùng cao - Ảnh: Báo Công thương

Nâng cao tính hấp dẫn của hoạt động tuyên tuyền

Vậy, đâu là khó khăn lớn nhất trong quá trình tuyên truyền kiến thức ATGT đến trẻ em các tỉnh miền núi?

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là sự bất đồng ngôn ngữ. Phần lớn bà con vùng cao vẫn đang sử dụng ngôn ngữ giao tiếp đặc thù của dân tộc mình, chưa thạo đọc, nói tiếng Kinh nên khó khăn trong quá trình tiếp cận tài liệu. Cùng đó, địa bàn định cư sinh sống của họ thường phân tán nên để những chương trình tuyên truyền pháp luật, ATGT đạt hiệu quả tốt, công tác vận động, tập trung người dân thường rất mất thời gian.

Ngoài ra, như tôi đã nói, nhận thức về ATGT trong quần chúng nhân dân vùng cao còn rất hạn chế. Vì vậy, không ít người thờ ơ với các cuộc thi, hoạt động vui chơi liên quan đến ATGT, ảnh hưởng đến chất lượng của các buổi tuyên truyền.   

Theo ông, để giảm thiểu TNGT trẻ em ở vùng cao, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nào?

Chủ trương nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh vùng cao của Đảng và Nhà nước còn là kế hoạch dài hạn, cần có sự nghiên cứu khoa học và kĩ lưỡng. Do đó, tuyên truyền giáo dục được đánh giá là biện pháp tối ưu nhất để nâng cao trách nhiệm và kiến thức về ATGT của trẻ em miền núi ở thời điểm hiện tại.

Thời gian qua, Vụ ATGT đã phối hợp với Ban ATGT, ban, ngành, các địa phương như: Quỳnh Nhai (Sơn La), thị trấn Gia Nghĩa (Đắk Nông) tổ chức Ngày hội ATGT tại hàng loạt trường học. Đây vừa là chương trình mẫu để các địa phương học hỏi, vừa là dịp giúp hàng nghìn học sinh, trẻ em vùng cao tiếp cận rõ nét hơn về ATGT qua sự hướng dẫn chi tiết của chuyên gia về cách đi xe trên đường, cách sơ cứu đối với người gặp nạn, cùng kĩ năng ứng phó với các sự cố dưới môi trường nước đầy hiểm nguy.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.