• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Tài xế xe buýt khắc tinh trộm cướp, ham làm từ thiện ở Sài Gòn

02/09/2019, 07:01

Trên xe buýt số 54 (BX Miền Đông - BX Chợ Lớn), nhiều hành khách biết Lê Xuân Huy - tài xế xe buýt với biệt danh “người tốt bụng nhất Sài Gòn”

Tài xế Lê Xuân Huy trên tuyến xe buýt số 86

Giảm cân… để bắt cướp

Ông Nguyễn Văn Lèo, Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải TP HCM, đơn vị quản lý tài xế Lê Xuân Huy cho biết, cách đây hơn một năm, công ty đã trao giấy khen và thưởng anh Huy 1 triệu đồng sau khi anh bắt được một đối tượng móc túi trên xe buýt, trả lại tiền cho hành khách trên tuyến số 54. Mới đây, ngày 11/7/2019, anh Huy cũng được công ty tặng giấy khen và “thưởng nóng” 2 triệu đồng vì có hành động dũng cảm, nhanh trí giúp người dân lấy lại được xe máy từ nhóm cướp. Khi đó anh đang lái xe buýt tuyến số 86 (Bến Thành - ĐH Tôn Đức Thắng).
“Trong 2 năm làm tài xế xe buýt, anh Huy đã nhiều lần giúp đỡ hành khách lấy lại được tiền bị trộm móc túi. Ngoài ra anh còn là tài xế có đạo đức, gương mẫu, chấp hành tốt những quy định của công ty. Từ việc làm, tấm gương của anh Huy, mỗi tháng công ty tổ chức họp, tuyên truyền và biểu dương đối với những tài xế có những hành động tốt, giúp đỡ hành khách”, ông Lèo cho hay.


Một sáng cuối tháng 7, vừa bước lên xe buýt, tôi nhìn thấy một bó lớn áo mưa ngay cửa xe buýt với dòng chữ “tặng miễn phí cho bà con quên mang theo áo mưa”, cạnh đó là rổ tiền lẻ để tặng cho ai quên mang theo tiền lẻ. Thấy lạ, tôi hỏi: “Lái xe vất vả, lương chẳng dư dả gì, anh lấy tiền đâu mà hào phóng với hành khách thế?”. Huy trả lời nhanh: “Có đáng bao nhiêu đâu chị, mình bỏ thuốc, cà phê, bớt nhậu với bạn bè là có tiền làm việc thiện rồi”.

Ít ai biết anh Huy từng tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) và từng là Phó phòng Hành chính 12 năm trong một ngân hàng ở An Giang. Gia đình đổ vỡ, cuộc đời anh rẽ sang một hướng khác. Anh nghỉ việc, lên TP HCM tìm việc làm rồi bén duyên với nghề tài xế.

Chặng đường cả đi và về gần 40km, anh say sưa kể: Cách đây 2 năm, gặp một hành khách từ dưới quê lên TP đi xe buýt đến Bệnh viện Ung bướu. Trên xe chị bị trộm móc hết số tiền 8 triệu đồng vay mượn để đi khám bệnh. Không khám được bệnh cũng không còn tiền về quê, chị thẫn thờ, khóc nức nở: “Trong ngày hôm đó tôi chạy xe không được, trong lòng khó chịu, buồn bực vì chỉ giúp chị ít tiền để về quê mà không thể giúp chị lấy lại được số tiền đã mất. Sau sự việc này tôi tự hứa với lòng, khách lên xe buýt của tôi là phải đảm bảo 100% không bị móc túi, phải làm được gì đó giúp cho những hành khách bất hạnh như chị”, anh quả quyết.

Kể từ đó, Huy lao vào nghiên cứu, tìm hiểu phương thức hoạt động của những kẻ móc túi trên xe buýt. Anh hỏi chuyện các đồng nghiệp, xem lại các camera tình huống trộm móc túi trên xe buýt và đặc biệt là quan sát rất kỹ để nhận diện các đối tượng có biểu hiện lạ khi lên xe. Cũng đôi ba lần nhận diện được kẻ móc túi nhưng anh không kịp ra tay, để trộm tẩu thoát, nhảy xuống xe dù chỉ cách có mấy gang tay. “Chị không tưởng tượng lúc đó tôi gần 90 kg đi lại nặng nề chứ đừng nói là đuổi theo cướp. Sau vài lần bắt trộm thất bại tôi quyết tâm ép mình giảm cân để đi lại linh hoạt, tóm trộm dễ dàng hơn. Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa sáng thật no, bữa trưa nhịn, chiều tối ăn nhẹ trái cây. Có những hôm bước xuống xe, đầu tôi choáng váng muốn xỉu. Lúc đầu rất khó chịu nhưng tôi quyết tâm để giảm cân và sau 2 tháng tôi giảm được hơn 15 kg”, anh kể.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Châu, tiếp viên tuyến buýt 54 tự hào khoe: “Hồi anh Huy còn chạy tuyến 54, mấy đứa móc túi không dám lên xe đâu vì Huy có nhiều pha lao ra bắt trộm như phim kiếm hiệp. Huy không bắt trộm thì thôi chứ giờ cứ bắt là “dính”. Sau này, công ty điều anh tăng cường chạy cho tuyến 86 nhưng nhiều người đi tuyến 54 vẫn nhớ anh lắm”.

“Nếu ai cũng sợ kẻ xấu thì ai sẽ bảo vệ cái tốt”

Các bạn trẻ vẽ tranh xe buýt tặng tài xế Huy

Tài xế Huy bảo hơn 2 năm làm nghề tài xế xe buýt, không nhớ hết số lần giúp hành khách lấy được tài sản do bị trộm cướp móc túi, cũng chẳng còn nhớ mặt, nhớ tên những người này.

Ở hiền gặp lành
Chiều 11/7, khi vừa giúp cô gái lấy lại được chiếc xe máy từ nhóm cướp, chỉ ít phút sau người nhà anh Huy báo tin con gái anh mới 8 tháng tuổi nuốt phải bóng đèn Led của chiếc điện thoại đồ chơi vẫn còn hai khoen sắt. “Nghe xong tin tôi muốn xỉu vì quá sốc. Nhưng may mắn thay bác sĩ đã cứu được con gái tôi. Bác sĩ nói may mắn bóng đèn rơi xuôi, nếu rơi ngược lại thì không thể cứu chữa…”, Huy kể.
“Có những điều khi xảy ra rồi mới chiêm nghiệm lại, cuộc sống tâm linh như có một phép màu, mình không nhìn thấy được nhưng cảm nhận được sự may mắn của nhân quả. Gieo việc tốt sẽ nhận được điều tốt”, Huy cười và bỏ chiếc mũ trên đầu ra khoe: “Tóc tôi giờ trụi lủi, sau lần con thoát nạn tôi đã cắt để ăn mừng và tự nhủ với lòng làm việc gì tốt sẽ cố gắng làm, làm ơn không phải vì cần trả ơn”.


Trước đó, ngày 11/7, trên tuyến 86 khi đi qua kênh Tẻ, anh đã giúp một cô gái lấy lại được chiếc xe máy bị cướp. Lúc đấy, anh phát hiện một cô gái vẫy tay chạy theo một phụ nữ đi xe máy. Thoạt đầu, anh tưởng cô gái chạy theo người nhà, nhưng thấy bộ dạng vẫy của cô rất yếu ớt và hoảng loạn. Linh tính mách bảo đây là nhóm cướp, Huy nhanh trí đánh lái để ép người phụ nữ đang chạy xe vào lề đường. Bị ép, người phụ nữ liền bỏ xe và trốn thoát cùng đồng bọn. Với hành động trên, Huy được Công ty CP Vận tải TP HCM biểu dương và khen thưởng. “Người đi đường lúc đầu tưởng tôi ngủ gục chạy xe leo lên lề và đều ngạc nhiên hỏi tôi sao biết cướp mà dừng lại nhanh thế. Sao không chờ công an đến để được khen thưởng… Nhưng việc của mình là lái xe nên xong việc lại tiếp tục hành trình thôi”, anh kể.

Sau đó, hôm 17/7, khi trở lại tuyến 54 để lái xe tăng cường, anh lại phát hiện có dấu hiệu của kẻ móc túi trên xe. Vừa dặn bà con cẩn thận tiền bạc xong thì một cô bé sinh viên la lên: “Anh ơi em bị móc túi, tiền em đi khám bệnh gần 5 triệu”. “Lúc đó, tôi đóng cửa không cho ai xuống và hỏi cô bé: “Ai lấy tiền của em, ai đứng kế em, chỉ anh đi”. Cô gái bảo: “Không ai lấy, chỉ trừ có anh này đứng bên cạnh mà chối nãy giờ”. Tôi quay sang hỏi: “Mày trả tiền người ta chưa, lâu tao không chạy xe mày quên mặt tao rồi hả. Sáng sớm lên xe đã quậy rồi”. Thanh niên này vẫn chối quanh, thậm chí còn bảo thích thì khám người xem. Đến nước này tôi đành phải vừa dọa, vừa gây áp lực khiến hắn sợ quá, phải trả lại tiền cho cô gái”, tài xế Huy nhớ lại.

Tôi hỏi, anh có sợ bị trả thù không thì Huy bảo, riết cũng quen nên không sợ. “Nhiều lần tụi nó nhắn nhủ không được can thiệp nếu không sẽ cắt cổ. Chúng còn đến tận đầu xe nhìn trừng trừng vào tôi và dùng ám hiệu sẽ cắt cổ nếu tôi còn can thiệp. Gần đây nhất có khoảng 6 người lên xe dằn mặt, đe dọa: “Bữa nay là buổi cuối mày chạy trên tuyến này, còn can thiệp thì cho người đâm chết trên xe luôn”, Huy kể lại đồng thời nói như tự nhủ: “Nếu vì lời nói của nó mà mình sợ thì tụi nó còn được nước làm tới, vậy còn ai dám đứng ra bảo vệ cho hành khách”.

Thời gian tài xế Huy chạy tuyến 54, các bạn trẻ rất quý Huy, coi anh như thần tượng. Trên xe buýt 86, Huy vẫn còn treo những bức tranh mà các bạn trẻ vẽ lại cảnh anh đang bắt cướp…

Để hành khách vui mắt, trên tuyến số 54, Huy trang trí những hình đẹp vào ngày lễ, Tết. Đặc biệt, Huy xếp một giàn búp bê đủ màu sắc để trước đầu xe khiến hành khách vô cùng thích thú. Rồi anh lại có “sáng kiến” đặt một rổ tiền lẻ ở đầu xe để giúp đỡ những người ở quê lên không mang theo tiền lẻ hay các bạn sinh viên quên mang theo tiền. Những việc làm tuy nhỏ nhưng ấm tình người của anh tài xế tên Huy đã và đang mang đến niềm vui cho hàng trăm hành khách trên mỗi chuyến xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.