• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Tài xế lái xe 30 tấn làm sập cầu 5 tấn ở Đồng Tháp đối diện hình phạt nào?

Giao thông 24h

Tài xế lái xe 30 tấn làm sập cầu 5 tấn ở Đồng Tháp đối diện hình phạt nào?

03/11/2022, 14:43

Theo luật sư về mặt pháp luật tài xế lái xe tải 30 tấn qua cầu 5 tấn gây sập cầu ngoài bị phạt tiền còn phải “trả lại” cây cầu như cũ.

Được biết, rạng sáng 2/11, ô tô tải mang BKS 63H-023.52 do tài xế Trần Minh Tuấn điều khiển chở 300 bao gạo lưu thông trên đường liên huyện từ hướng xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh) đi xã Thanh Mỹ (huyện Tháp Mười). Mỗi bao gạo nặng 50kg, 300 bao khoảng 15 tấn cộng với trọng lượng xe là tổng tải trọng gần 30 tấn.

Khi đến cầu Xẻo Quýt thuộc ấp 6, xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tài xế Tuấn cho xe qua cầu có tải trọng 5 tấn gây sập một nhịp giữa của cầu.

Hiện trường xe tải chở 300 bao gạo qua cầu có tải trọng 5 tấn gây sập nhịp cầu . Ảnh CTV

Nhìn nhận về vụ việc trên, luật sư Đỗ Duy Khang (Đoàn Luật sư TP.HCM) có ý kiến, hành vi vi phạm của tài xế là điều khiển xe có tải trọng vượt quá trọng tải tối đa được phép đi qua cầu. Đối với hành vi vi phạm trên theo quy định tại khoản 5; 7; 8 Điều 33 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ, mức phạt tiền mà tài xế trên đối diện từ 7 - 8 triệu đồng.

Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của cây cầu do đã làm hư hại.

Theo luật sư Khang, trong trường hợp trên cũng cần xem xét tài xế có phải là chủ phương tiện hay không? Đối với trường hợp chủ phương tiện là doanh nghiệp và tài xế là người làm công thì chủ phương tiện cũng phải chịu trách nhiệm.

Theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 30 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính từ 36 - 40 triệu đồng đối với việc giao xe cho tài xế thực hiện hành vi điều khiển xe có tải trọng vượt quá trọng tải tối đa được phép đi qua cầu.

Về trách nhiệm bồi thường, tài xế gây sập cầu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra. Trường hợp, tài xế chỉ là người làm công ăn lương cho pháp nhân khác, theo quy định tại Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước về thiệt hại. Sau đó, tài xế có trách nhiệm bồi thường lại cho pháp nhân mà mình làm thuê.

Luật sư Khang phân tích thêm về trách nhiệm hình sự, tài xế khi điều khiển xe qua cầu buộc phải biết được trọng lượng xe của mình và biết trọng lượng tối đa mà cây cầu chịu được.

“Vì thế việc tài xế điều khiển xe có tải trọng vượt quá trọng tải tối đa được phép đi qua cầu gây hậu quả sập cầu, thiệt hại ước tính là 6,5 tỷ đồng. Hành vi trên là có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Nếu thiệt hại gây ra trên 1,5 tỷ đồng, tài xế có thể phải chịu mức phạt tù từ 7 đến 15 năm tù”, luật sư Khang nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.