• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Tài xế gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng: Cần thiết tước GPLX vĩnh viễn

Giao thông 24h

Tài xế gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng: Cần thiết tước GPLX vĩnh viễn

14/01/2019, 08:42

Rất nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ đề xuất thu hồi vĩnh viễn GPLX đối với tài xế gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng của Bộ trưởng GTVT.

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng

Năm 2018, số vụ và người bị thương do TNGT đều giảm theo mục tiêu đề ra (5-10%) nhưng số người chết chỉ giảm 0,4%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT, quan trọng nhất là do ý thức chấp hành pháp luật của một số tài xế chưa tốt. Khắc phục tình trạng này, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ GTVT tổ chức cuối tuần qua, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã đề xuất thu hồi vĩnh viễn GPLX đối với tài xế gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. Rất nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ đề xuất này.

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng (Phó trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội):

Phạt nặng mới đủ răn đe

Tôi hoàn toàn đồng tình việc tước GPLX vĩnh viễn đối với những tài xế gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Thậm chí nên tước GPLX cả với những trường hợp điều khiển phương tiện mà trong máu, trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định gây TNGT từ mức nghiêm trọng trở lên.

Bởi lẽ người điều khiển phương tiện mà trong máu, trong hơi thở có nồng độ cồn có nguy cơ xảy ra TNGT rất cao. Pháp luật đã cấm uống rượu bia khi lái xe, còn nếu đã uống mà vẫn điều khiển phương tiện thì rõ ràng đó là hành vi cố ý, coi thường pháp luật. Trong khi đó, mức xử phạt đối với hành vi này hiện cao nhất cũng chỉ từ 16 - 18 triệu đồng, tước GPLX từ 4 - 6 tháng. Đây là mức phạt chưa đủ sức răn đe, bởi nhiều người sẵn sàng nộp phạt và khi hết thời hạn tước GPLX, họ sẽ lại tiếp tục uống rượu bia và điều khiển phương tiện.

Cũng có ý kiến cho rằng, nếu tài xế vi phạm thì chủ DN vận tải cũng phải chịu trách nhiệm tương ứng. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không dễ, bởi luật đã có quy định xử lý về việc giao hoặc điều động phương tiện cho người không đủ khă năng điều khiển. Nếu chứng minh được chủ DN biết rõ tài xế không đủ điều kiện, khả năng điều khiển mà vẫn giao phương tiện thì mới có thể xử lý được.

Đại tá Trần Sơn

Đại tá Trần Sơn (nguyên Phó phòng hướng dẫn luật, điều tra, xử lý TNGT, Cục CSGT):

Một tài xế ý thức kém, nhiều người chịu vạ lây

Tôi rất ủng hộ đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu do ý thức chấp hành luật giao thông của tài xế rất kém. Trong đó, phải kể đến các hành vi như sử dụng ma túy, uống rượu bia khi lái xe, chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, vượt sai quy định… Nhiều khi chỉ vì ý thức kém của một người mà nhiều người khác phải chịu vạ lây, để lại hậu quả xã hội nặng nề.

Tôi cũng rất mong muốn Bộ GTVT và Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ khẩn trương thực hiện việc tổng kiểm tra, rà soát sức khoẻ lực lượng tài xế chuyên nghiệp trên toàn quốc, đặc biệt là đối với lái xe container, xe bồn, xe tải nặng và xe khách đường dài… Nếu làm quyết liệt, sẽ loại bỏ được không ít người không đủ điều kiện ngồi sau tay lái, ngăn ngừa được những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp để ràng buộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp (DN) vận tải, chẳng hạn như khi xảy ra tai nạn, ngoài việc xử lý lái xe thì chủ DN cũng phải chịu trách nhiệm tương ứng. Có như vậy các DN mới ý thức hơn trong việc quản lý lái xe. Bởi hiện nay có nhiều DN vì lợi nhuận mà sẵn sàng bắt ép tài xế chạy liên tục không được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Luật sư Trương Anh Tú

Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội):

Uống rượu lái xe không gây tai nạn cũng nên phạt tù

Đối với tài xế chuyên nghiệp, xã hội đòi hỏi anh phải có một chuẩn mực cao hơn. Nếu anh bất chấp các quy định của pháp luật mà gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng thì tốt nhất cũng không để anh tiếp tục hành nghề. Điều này cũng tương tự như một bác sĩ vi phạm các quy định về khám chữa bệnh, cẩu thả trong khám chữa bệnh gây ra hậu quả chết người cũng bị cấm hành nghề. Đến bác sĩ còn như vậy thì không có lý gì một tài xế lại không bị tước bằng lái suốt đời.
Đề xuất tước GPLX vĩnh viễn đối với những tài xế uống rượu bia, sử dụng ma túy gây tai nạn ở mức nghiêm trọng là cần thiết và nên sớm được bổ sung vào luật. Thậm chí, các cơ quan chức năng cũng cần sớm nghiên cứu quy định xử lý hình sự đối với các tài xế uống rượu bia điều khiển phương tiện, kể cả khi chưa gây ra TNGT. Việc này nhiều nước đã có quy định, trong khi ở ta chế tài quá nhẹ nên vẫn diễn ra rất phổ biến.
Đối với việc quy kết trách nhiệm tương ứng của chủ phương tiện, DN vận tải thì trong Bộ luật Hình sự đã cá thể hoá hình phạt, ai vi phạm thì người đó chịu trách nhiệm. Mặc dù vậy, vẫn cần nghiên cứu có biện pháp để DN có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo trật tự ATGT.

Ông Đỗ Văn Bằng

Ông Đỗ Văn Bằng (Giám đốc Công ty vận tải Minh Thành Phát):

Tước GPLX vĩnh viễn với cả tài xế say rượu

Đối với tài xế chuyên nghiệp lái xe tải, xe container, xe đầu kéo, xe ô tô khách đường dài thì ý thức chấp hành và tuân thủ luật giao thông vô cùng quan trọng. Chẳng hạn như đối với xe khách, khi đó tính mạng hàng chục người nằm trong tay tài xế. Chỉ cần lái xe thiếu ý thức, cố tình uống rượu bia hay sử dụng ma túy, nguy cơ để xảy ra tai nạn rất cao và hậu quả là khôn lường.

Khi xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên tài xế phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau một vài năm ngồi tù, người đó rất có thể sẽ lại tiếp tục hành nghề và không ai chắc chắn rằng anh ta sẽ không gây tai nạn nữa. Vì vậy, ngoài việc tước GPLX vĩnh viễn đối với những tài xế gây ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng do ý thức chủ quan thì nên tước GPLX vĩnh viễn cả với tài xế gây TNGT ở mức nghiêm trọng mà có sử dụng chất kích thích.

Tuy nhiên, việc quy trách nhiệm cho DN vận tải, chủ phương tiện cần phải cân nhắc. Vì trong luật đã quy định gắn trách nhiệm của DN, chủ phương tiện thì khi xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng rồi. Chẳng hạn như DN đó có giấy phép kinh doanh vận tải hay không, có biết rõ tài xế nghiện ma túy nhưng vẫn giao xe không… Việc quản lý tài xế cũng rất khó, vì họ đi giữa đường và uống rượu bia lúc nào thì không ai kiểm soát nổi. Bản thân họ khi bị CSGT phát hiện cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tài xế xe khách Lê Anh Tuấn

Tài xế xe khách Lê Anh Tuấn (SN 1977, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị):

Để lái xe biết sợ

Tôi đã có hơn 10 năm lái xe khách đường dài tuyến Sài Gòn - Quảng Trị và Quảng Trị - Hà Nội và chứng kiến rất nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người mà nguyên nhân là do ý thức của lái xe. Nhiều lái xe có kinh nghiệm nhưng chỉ cần 1 giây chủ quan, cố phóng nhanh hay vượt ẩu là hậu quả sẽ xảy ra. Chưa kể, rất nhiều người cố tình uống rượu bia, sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện.

Tôi cho rằng, biện pháp tước GPLX vĩnh viễn đối với tài xế gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng là cần thiết. Thậm chí, nhiều người sẽ biết sợ hơn nếu như luật quy định tước GPLX vĩnh viễn với cả trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng mà có sử dụng rượu bia. Còn nếu quy định đã uống rượu mà lái xe là đi tù, dù chưa gây tai nạn, tôi nghĩ chắc chắn chẳng ai dám uống nữa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.