• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tài xế bị phạt nặng vì tái vi phạm giao thông, gây khó dễ cho CSGT

22/02/2022, 11:55

Những trường hợp vi phạm giao thông bị phạt kịch khung đều là tái vi phạm, cố tình gây khó dễ cho lực lượng chức năng.

Nhiều tài xế ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bị xử phạt hành vi tái vi phạm giao thông. Có nhiều lỗi vi phạm mà mức phạt chênh giữa bình thường và kịch khung lên đến tiền triệu.

Tài xế bỏ đi khi CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trên đường Xuân Thuỷ (Hà Nội) đã bị lập biên bản, coi là tình tiết tăng nặng và xử phạt mức kịch khung

Nhập dữ liệu dịch vụ công, phát hiện tái vi phạm

Ngày 12/2, trên tuyến đường Phạm Hùng (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), anh Trần Văn H. (SN 1978, ở Yên Bái) điều khiển xe ô tô khách BKS 21B-036.xx vi phạm lỗi “Đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe”.

Vi phạm xảy ra trên tuyến đường thuộc địa bàn quản lý của Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội nên sau khi cán bộ đơn vị này nhập dữ liệu vào hệ thống thì phát hiện trước đó gần 1 tháng, anh H. cũng điều khiển chiếc ô tô trên vi phạm lỗi tương tự. Do tái phạm, anh H. đã bị lập biên bản xử phạt mức kịch khung cho lỗi này là 900 nghìn đồng.

Ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bị xử phạt tái vi phạm giao thông, song anh H. cũng cho rằng, sau khi bị phạt, các tài xế chắc chắn sẽ thận trọng, chấp hành nghiêm Luật GTĐB hơn nữa.

“Bởi có nhiều lỗi vi phạm mà mức chênh giữa bình thường và kịch khung lên đến tiền triệu”, anh H. nói.

Tương tự, ngày 11/2, Đội CSGT số 5, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội phát hiện, lập biên bản vi phạm đối với tài xế Nguyễn Văn T. (SN 1969, ở Gia Lâm) lỗi không đội MBH khi điều khiển xe máy trên quốc lộ.

Khi rà soát trên hệ thống, cán bộ Đội phát hiện, tháng trước, ông T. cũng vi phạm hành vi này. Vì vậy, ông T. phải nộp phạt mức kịch khung 600 nghìn đồng.

Thượng uý Đặng Hải Anh, Tổ trưởng Tổ Xử lý, Đội CSGT số 6 cho biết, theo Nghị định 118/2021 (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính), từ ngày 1/1/2022, nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ bị xử lý kịch khung, trong đó có các hành vi như: Vi phạm có tổ chức, nhiều lần, có tính chất côn đồ, tái phạm, lăng mạ, phỉ báng CSGT...

“Quá trình xử lý, khi nhập hồ sơ dữ liệu vi phạm, CSGT sẽ phát hiện được tài xế đó có vi phạm liên tiếp không. Nếu trong một tuần, một tháng, tài xế có cùng một lỗi vi phạm thì lần 2 sẽ bị áp dụng xử phạt ở mức cao nhất”, Thượng uý Hải Anh cho hay.

“Với ô tô vượt đèn đỏ, khung mức phạt từ 3-5 triệu đồng, bình thường tài xế bị phạt mức 4 triệu đồng, nhưng nếu tái phạm sẽ bị phạt 5 triệu đồng. Đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn trên 0,4 miligam/lít khí thở, bình thường phạt ở mức trung bình là 35 triệu đồng, tái phạm sẽ áp dụng phạt kịch khung 40 triệu đồng….”, Thượng uý Hải Anh dẫn chứng.

Chây ì, lăng mạ CSGT… cũng bị phạt kịch khung

Chiều 16/2, trên tuyến đường Xuân Thuỷ - Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Tổ công tác thuộc Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội tiến hành dừng xe máy Honda Lead BKS 17B1-433.xx do một người đàn ông điều khiển.

Khi vào chốt, CSGT thông báo kiểm tra chuyên đề nồng độ cồn, tài xế xuất trình GPXL mang tên T.P.C. (SN 1984, ở Thái Bình) lấy lý do ra ngoài điện thoại rồi bất ngờ bỏ đi.

Tổ công tác đã lập biên bản hành vi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, đồng thời áp dụng xử lý ở mức cao nhất (vi phạm trên 0,4 miligam/lít khí thở).

Ngoài ra, khi người vi phạm quay lại trụ sở CSGT để làm thủ tục giải quyết vi phạm, sẽ phải có bản giải trình lý do bỏ đi, không chấp hành yêu cầu của CSGT.

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 thông tin, không chỉ bỏ đi, nhiều tài xế khi bị CSGT trực tiếp phát hiện vi phạm đã có hành vi côn đồ, tranh cãi, chửi bậy… Những hành vi này chưa đến mức được coi là chống người thi hành công vụ để bị xử lý hình sự nên đều áp dụng mức xử lý kịch khung.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền khám nghiệm giải quyết TNGT, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Nghị định 118/2021 đã quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, khi có các tình tiết tăng nặng như: Vi phạm hành chính có tổ chức; tái phạm; lăng mạ, phỉ báng người thực thi công vụ, vi phạm hành chính có tính chất côn đồ… thì áp dụng mức phạt tối đa của khung phạt.

Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; là phụ nữ mang thai, người già yếu... thì áp dụng mức tối thiểu của khung hình phạt. Nếu không có tình tiết tối đa, tối thiểu thì áp dụng mức trung bình chung.

“Các qui định đã rõ ràng, hệ thống dữ liệu xử lý vi phạm giao thông cũng đã được Cục CSGT xây dựng”, Đại tá Nhật thông tin.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, những trường hợp vi phạm giao thông bị phạt kịch khung đều là cố tình vi phạm, cố tình không thực hiện yêu cầu, gây khó dễ cho lực lượng chức năng.

Do đó, phạt kịch khung cũng là một cách răn đe, tránh nhờn luật. Tuy nhiên, với những trường hợp tái vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT như: Sử dụng ma túy, rượu bia, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ... thì không chỉ phạt kịch khung, mà cần có biện pháp nghiêm khắc hơn như tước GPLX vĩnh viễn, cấm hành nghề...

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng cho rằng, để tạo tính răn đe, ngoài phạt kịch khung, nên áp dụng các hình phạt bổ sung, chẳng hạn như: Cấm hành nghề một thời gian, tước GPLX với những trường hợp tái vi phạm nhiều lần.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.