• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tai nạn giảm sâu, giao thông an toàn hơn

08/12/2015, 09:04

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác đảm bảo ATGT đã mang lại kết quả tích cực...

6
Các chỉ số TNGT từ năm 2006 - 2010 và từ tháng 11/2010 - 10/2015 - Đồ họa: Nguyễn Tường

TNGT luôn là vấn đề thời sự và chưa khi nào hết “nóng”. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác đảm bảo ATGT 5 năm qua đã mang lại kết quả tích cực trên nhiều mặt. TNGT được kéo giảm 4 năm liên tiếp, người dân tham gia giao thông an toàn và thuận lợi hơn. 

Cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt

Còn nhớ giai đoạn từ năm 2005-2009, dù thể chế chính sách về trật tự ATGT được đẩy mạnh nhưng TNGT vẫn tăng chóng mặt khi mỗi năm có khoảng 13 nghìn người chết vì TNGT. Lý giải điều này với Báo Giao thông, ông Bùi Huynh Long, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, nguyên nhân là do công tác quản lý nhà nước về trật tự ATGT chưa thật sự hiệu quả. Kể cả việc tuyên truyền giáo dục, cưỡng chế vi phạm đều còn bất cập.

“Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của người dân khi đó còn chuyển biến chậm, vi phạm tràn lan trên đường, công tác xử lý chưa triệt để... Kết cấu hạ tầng giao thông lúc đó chưa đáp ứng được yêu cầu của phương tiện, nên tổ chức giao thông rất khó khăn”, ông Long phân tích.

"5 năm qua, Bộ GTVT đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần kéo giảm TNGT, đảm bảo ATGT. Trong đó, Bộ đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ để triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Bộ GTVT cũng ban hành các kế hoạch hành động chỉ đạo theo chuyên đề như tăng cường kết nối các phương thức, hiện đại hoá công tác điều hành, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; văn bản chỉ đạo siết chặt quản lý hoạt động các bến xe khách, công tác đăng kiểm phương tiện và quản lý kích thước thùng xe ô tô tải; tăng cường công tác vận tải và bảo đảm trật tự ATGT trong các dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn của đất nước”.

Ông Nguyễn Văn Thạch
Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT)

Nói sâu hơn về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, nhiệm kỳ 5 năm trước TNGT cao là do khi đó chúng ta đang bắt đầu ở giai đoạn cơ giới hóa giao thông. Giai đoạn này, Ban Bí thư cũng đã có Chỉ thị 22 chỉ đạo phù hợp với điều kiện thực tiễn, hay như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng tỷ lệ người chấp hành thấp.

Theo ông Hùng, ngay đầu nhiệm kỳ 5 năm 2011-2015, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 18, Chính phủ cũng có Nghị quyết 88 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác đảm bảo ATGT, kéo giảm ùn tắc giao thông, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo quyết liệt công tác đảm bảo ATGT. Đầu nhiệm kỳ, Ủy ban ATGT Quốc gia đã được kiện toàn, trực tiếp do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch. Tại các địa phương, chủ tịch tỉnh làm Trưởng ban ATGT. Hàng quý, đích thân Phó Thủ tướng chủ trì họp trực tiếp với các Bộ, ngành địa phương, bám sát các mục tiêu và có những chỉ đạo quyết liệt trong công tác đảm bảo ATGT.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT cũng có sự vào cuộc rất quyết liệt và đồng bộ. “Đích thân Bộ trưởng và các Thứ trưởng thường xuyên có những chỉ đạo quyết liệt trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Tất cả những chuyến công tác, làm việc giữa Bộ GTVT với các địa phương, các Bộ, ngành khác, dù là bàn về vấn đề đầu tư mở rộng kết cấu hạ tầng hay cải cách hành chính, mục tiêu đảm bảo ATGT đều được thể hiện đậm nét trong nội dung kết luận”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, trong 5 năm qua, công tác tuần tra xử lý vi phạm được đẩy mạnh. Mô hình 141 của Hà Nội kết hợp giữa tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự ATGT với đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến đường là mô hình hiệu quả và đã được Bộ Công an chỉ đạo nhân rộng ra các địa phương. Nhờ vậy, lực lượng đảm bảo trật tự ATGT nhiều hơn, đồng đều hơn, mạnh hơn vì huy động các binh chủng của Bộ Công an cùng vào cuộc. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2012 đến nay, TNGT liên tục giảm cả 3 tiêu chí. Hiện TNGT giảm dưới 9.000 người chết/năm. Số điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc tại Hà Nội giảm từ 124 xuống 44 điểm. TP Hồ Chí Minh không còn điểm ùn tắc giao thông trên 30 phút, giảm 31 điểm so với năm 2011.

“Ủy ban ATGT Quốc gia lựa chọn siết chặt kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện là nhóm giải pháp trụ cột, có tính chất đột phá trong công tác đảm bảo ATGT trong vài năm gần đây. Với mục tiêu “tính mạng con người là trên hết”, tất cả các địa phương, các đơn vị kinh doanh vận tải đều có kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu này. Chúng tôi tin rằng, có thể hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao giảm từ 5-10% TNGT”, ông Hùng khẳng định.

7

Việc kiểm soát tải trọng xe vừa hạn chế phá cầu đường, vừa giúp phương tiện lưu thông an toàn (Trong ảnh: Kiểm tra tải trọng lưu động ở Vĩnh Long) - Ảnh: Minh Tuấn

An toàn hơn nhờ hạ tầng tốt

Sau gần 2 năm thực hiện mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã cơ bản hoàn thành toàn tuyến. Nhờ vậy, khi đưa vào sử dụng, hai tuyến đường này đã tạo diện mạo mới cho các địa phương, giúp các phương tiện lưu thông êm thuận, an toàn hơn. Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chia sẻ, trong 11 tháng qua, TNGT trên địa bàn tỉnh đã giảm cả 3 tiêu chí. Đây là năm đầu tiên Đồng Nai có số người chết dưới 1 người/ngày. Có được kết quả đó, phần lớn nhờ hạ tầng giao thông được hoàn thiện, tuyến QL1 được nâng cấp đồng bộ.

QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chỉ là một trong số khoảng 300 dự án, công trình mà ngành GTVT đã khánh thành, đưa vào khai thác thời gian qua. Điều đó góp phần thúc đẩy đáng kể trong việc giao thương, phát triển kinh tế đất nước, cũng là tiền đề quan trọng giúp các địa phương trong công tác đảm bảo ATGT. “Kết cấu hạ tầng chính là môi trường để xây dựng ý thức về mặt kỹ thuật cho người tham gia giao thông”, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN chia sẻ, có được kết quả đảm bảo ATGT khả quan như những năm qua là do nhiều biện pháp tổng hợp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, những thành tựu về phát triển kết cấu hạ tầng góp phần không nhỏ. “Hạ tầng tốt, hạn chế tối đa những vụ TNGT thảm khốc, nhất là những vụ tai nạn đối đầu, làm chết nhiều người. Các tuyến đường được đầu tư mới, cải tạo nâng cấp giúp năng suất vận tải được nâng cao, xe đi lại an toàn hơn”, ông Thanh nói.

Anh Hoàng Minh Đức, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Tôi thấy giao thông trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi. Nhiều tuyến đường, cây cầu được xây dựng, lưu thông trên đường có hệ thống biển báo rõ ràng, thông thoáng, êm thuận hơn, vì vậy ra đường tôi cũng thấy yên tâm hơn”.

“Chia lửa” với đường bộ

Những năm qua, Bộ GTVT đặt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu lĩnh vực vận tải toàn ngành, đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án kết nối các phương thức vận tải để giảm tải cho đường bộ nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 thị phần vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh chiếm khoảng 54,54%, vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh chiếm khoảng 93,2%.

Theo ông Khuất Việt Hùng, những năm qua, việc siết chặt hoạt động và tái cơ cấu vận tải để không phụ thuộc vào đường bộ đã được đẩy mạnh. So với năm 2014, tổng sản lượng vận tải năm 2015 tăng 6% nhưng chỉ tính riêng trong hai lĩnh vực là đường thủy nội địa và hàng hải, sản lượng vận tải đã tăng 15%. Rõ ràng đã có sự dịch chuyển từ vận tải đường bộ sang các phương thức vận tải khác.

Cùng đó, công tác xử lý xe quá tải trọng chưa bao giờ triển khai mạnh mẽ như thời gian qua. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, sự vào cuộc của Bộ Công an và các địa phương vi phạm chở quá tải đã giảm hẳn, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội. Trên phạm vi toàn quốc, lượng xe vi phạm chở quá tải, đặc biệt là số xe vi phạm trên 100% đã giảm nhiều, tổng thể số lượng xe quá tải đã giảm khoảng 85%. Mục tiêu cuối năm nay cơ bản loại bỏ xe quá tải vẫn đang được các đơn vị triển khai quyết liệt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.