• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Tách làn riêng cho phương tiện: Không nên thí điểm, phải làm thật luôn

06/01/2019, 18:37

Theo các chuyên gia, đến lúc phải tổ chức lại giao thông theo hướng tách làn riêng cho các loại phương tiện...

1123

Nhiều chuyên gia cho rằng, đến lúc cần tổ chức lại giao thông theo hướng tách riêng làn, không để làn giao thông hỗn hợp như hiện nay - Ảnh minh họa

Tại buổi họp báo sau vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng, xe container đâm hàng loạt xe máy chờ đèn đỏ tại Long An khiến 4 người chết, 16 người bị thương, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng đã đến lúc việc mở rộng mặt đường, tách làn xe cơ giới và xe thô sơ, không sử dụng làn hỗn hợp như hiện nay để hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông trên QL1 và các trục đường lớn. Theo Thứ trưởng Thọ, hiện nhiều tuyến quốc lộ có mật độ phương tiện giao thông cao vẫn sử dụng làn đường hỗn hợp nên rất nguy hiểm, rủi ro tai nạn rất lớn. Do vậy, các địa phương cần rà soát, tách làn theo hướng 2 làn dành cho xe cơ giới, 1 làn dành cho xe thô sơ.

Đề cập vấn đề này, TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam rất đa dạng, nhiều cấp đường khác nhau. Nhiều tuyến đường có thể tách làn được ngay, nhưng cũng có những nơi chưa thể thực hiện được do đường nhỏ hẹp.

"Trong chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ở tất cả tuyến đường có thể làm được làn riêng cho xe máy, phải khẩn trương thực hiện ngay nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Thế nhưng, tiến độ triển khai thực hiện làn riêng cho xe máy gần như giậm chân tại chỗ, bộc lộ nhiều bất cập", ông Minh đánh giá.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, việc tách làn phụ thuộc vào lưu lượng xe và tùy từng tuyến đường rộng, hẹp khác nhau; có còn quỹ đất phát triển giao thông nữa hay không. Do vậy, tới đây cần phải rà soát, nghiên cứu cụ thể. "Khu vực nào có nguy cơ TNGT cao, các địa phương và cơ quan quản lý đường cần nghiên cứu giải pháp rồi đề xuất, Tổng cục Đường bộ VN sẽ thẩm định, sau đó triển khai một cách khoa học, hợp lý, không phải tuyến đường nào cũng có thể tách làn hỗn hợp được", ông Huyện cho biết.

Giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT, GS.TS Từ Sỹ Sùa cho biết, tình trạng phổ biến hiện nay ở các đô thị lớn của Việt Nam là giao thông hỗn hợp, không phân chia rõ làn đường. Các loại ôtô và xe máy chạy lộn xộn, nối đuôi nhau dễ xảy ra tai nạn. "Cần phải có hành động cụ thể để tránh lặp lại vụ xe container đâm hàng loạt xe máy chờ đèn đỏ ở Long An vừa qua. Chúng ta không nên thí điểm nữa mà phải làm thật luôn, nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và các tuyến đường huyết mạch. Ở những nơi có mặt đường rộng, trục quốc lộ có mật độ lưu thông cao, nếu tách được thì làm ngay, còn những đoạn nào hẹp, tiếp tục mở rộng và cứ thể làm cho bằng được", ông Sùa góp ý. 

Trước đó, ngày 2/1, tài xế Phạm Thành Hiếu (32 tuổi, quê Long An) lái xe đầu kéo chở hai thùng container, hướng từ miền Tây về TPHCM. Đến ngã tư Bình Nhựt, đoạn gần cầu Bến Lức, tỉnh Long An, xe bất ngờ tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ phía trước. Hậu quả vụ tai nạn khiến 4 người tử vong, 16 người khác bị thương, 21 xe máy biến dạng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.