• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Sự thật “hư hỏng” lún đường đầu cầu cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi

19/10/2018, 08:31

Lún đường đầu cầu một số vị trí cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi trong giới hạn cho phép và không phải dạng “hư hỏng”

IMG_20181018_203145

5 vị trí đang được xử lý bù lún đường đầu cầu trên đoạn JICA. Ảnh BQL

Chủ động bù lún, đảm bảo êm thuận lưu thông

Ngày 18/10, Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi cho hay: tại đợt kiểm tra hiện trường ngày 9/10 mới đây, Cục Quản lý đường bộ III đã xác định 5 vị trí đường đầu cầu trên đoạn Đà Nẵng-Tam Kỳ có dấu hiệu lún và yêu cầu bù lún để đảm bảo phương thiện ưu thông êm thuận, an toàn. Các vị trí phải bù lún bao gồm: Mố A1 cầu VD02A (Km13+170), Mố A1, A2 cầu OP03 (Km13+615), Mố A2 cầu OP03 (Km13+660), Mố A2 cầu VD06 (Km18+600), Mố A1, cầu VD07 (Km18+840).

Đây là các vị trí trên đoạn tuyến dùng vốn JICA tài trợ được đưa vào khai thác hơn 14 tháng nay (từ tháng 8/2017) lần đầu  triển khai bù lún. Ban QLDA yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thảm bù bê tông nhựa để đảm bảo độ bằng phẳng mặt đường.

Tính đến hết ngày 18/10, các đơn vị chức năng đã hoàn thành xử lý 3 vị trí, còn 2 vị trí sẽ hoàn thành trước 11 giờ ngày 19/10 nếu điều kiện thời tiết cho phép.

IMG_20181018_203149

Sửa chữa bù lún tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật và biện pháp thi công đã được chấp thuận

Lãnh đạo Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho hay quá trình sửa chữa bù lún tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật và biện pháp thi công đã được tư vấn giám sát chấp thuận; đảm bảo ATGT của các phương tiện lưu thông trên tuyến và an toàn lao động. Qua giám sát, mức độ lún đường đầu cầu trong giới hạn cho phép (trung bình 2cm/năm). 

Lún đường đầu cầu có phải "hư hỏng"? 

Tuy nhiên, việc xử lý bù lún đường đầu cầu trong khi VEC vừa ra thông cáo đã hoàn thành xử lý triệt để "ổ gà"  khiến một số thông tin cho rằng chủ đầu tư không báo cáo đúng tiến độ sửa chữa hư hỏng trên tuyến...

Về vấn đề này, lãnh đạo Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi khẳng định: Xử lý bù lún đường đầu cầu là công tác phải giám sát thường xuyên trên các tuyến cao tốc. Bản chất không phải là khâu sửa chữa hư hỏng khẩn cấp như ổ gà. Từ ngày 17/10, tất cả ổ gà trên tuyến đã được xử lý triệt để. Do đó, chủ đầu tư ra thông cáo về việc hoàn thành xử lý này, hoàn toàn đúng theo chỉ đạo của Bộ GTVT.

Sua-chua-cao-toc-co-dap-ung-yeu-cau-cua-Bo-GTVT-2

Cục Quản lý đường  bộ III xác nhận đến 17 giờ chiều 17/10, các vị trí hư hỏng ổ gà trên cao tốc Đà Nẵng-Tam Kỳ đã được các đơn vị chức năng xử lý triệt để

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết: ngày 18/10, Cục đã có văn bản số 2295 báo cáo Tổng cục Đường bộ VN về kết quả sửa chữa khắc phục các hư hỏng mặt đường trên tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đoạn từ Km 25 đến Km49.

Theo thống kê, diện tích hư hỏng ổ gà khoảng 70m2 trên tổng số hơn 3.1 triệu m2 mặt đường toàn tuyến. Tuy nhiên, để xử lý triệt để hư hỏng này, các đơn vị đã tiến hành khoanh vùng phạm vi rộng, cào bóc, thảm lại mặt đường bê tông nhựa với tổng diện tích gần 3.000m2.

Kết quả kiểm tra hiện trường của Cục QLĐB III và các đơn vị chức năng cho thấy, tất cả các vị trí hư hỏng ổ gà đã được các đơn vị xử lý triệt để và hoàn thành vạch sơn kẻ mặt đường từ 17h chiều ngày 17/10.

“Riêng vấn đề xử lý lún đầu cầu đang được triển khai và hoàn thành trong 1-2 ngày tới không nằm trong yêu cầu xử lý hư hỏng khẩn cấp ổ gà trên tuyến. Bản chất lún đường đầu cầu đắp cao không phải là hư hỏng mà là biến dạng dư nền đường trong quá trình khai thác. Do đó, Ban QLDA cần thường xuyên theo dõi, để kịp thời xử lý khắc phục nhằm đảm bảo lưu thông êm thuận trên tuyến cao tốc”, một cán bộ Cục QLĐB III nói.

Lún đường đầu cầu: Phải giám sát thường xuyên 

Trước đó, tại buổi trao đổi thông tin với báo giới Đà Nẵng mới đây (ngày 13/10), Thứ trưởng Lê Đình Thọ phân tích: lún đường đầu cầu đang là thực trạng khá phổ biến ở các công trình giao thông, do cường độ nền móng ở hai phần này khác nhau. Thời gian qua, ngành GTVT đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp như sàn giảm tải, khe co dãn… để khắc phục, giảm tình trạng lún đường đầu cầu.  Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư, các đơn vị chức năng thường xuyên giám sát, theo dõi và có biện pháp xử lý bù lún ngay cả khi trong giới hạn cho phép để đảm bảo độ bằng phẳng mặt đường (giữa đường dẫn đầu cầu và mặt cầu), lưu thông êm thuận khi chạy tốc độ cao.

Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho hay: bản chất lún đường đầu cầu không phải hư hỏng, nhưng là tình trạng “nan y” nói chung của ngành cầu đường do đặc thù hai kết cấu vật liệu giữa cầu và đường đầu cầu. Một bên kết cấu cứng (trụ bê tông xi măng), một bên nền đắp đất (kết cấu mềm). Để xử lý, các đơn vị chức năng tiến hành bù lún đảm bảo độ bằng phẳng mặt đường. Công tác này theo quy trình giám sát, quản lý khi đưa công trình vào vận hành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.