• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Sử dụng rượu, bia điều khiển xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

14/04/2019, 08:44

Người đi xe máy có nồng độ cồn vượt quá quy định sẽ phải chịu mức phạt rất nặng, lên đến nhiều triệu đồng và bị tạm giữ phương tiện, GPLX...

Người vi phạm uống rượu bia khi tham gia giao thông ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tạm giữ phương tiện và GPLX - Ảnh minh hoạ

Báo Giao thông nhận được câu hỏi của bạn Phan Hoài Minh (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) và nhiều người tham gia giao thông hỏi: "Vừa qua tôi có điều khiển xe máy bị CSGT đo có nồng độ cồn vượt 0.4 miligam/ lít khí thở thì mức phạt là bao nhiêu? CSGT giữ bằng lái xe của tôi có đúng không?

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật Giang Thanh cho biết, Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt quy định cụ thể mức phạt người đi xe máy vi phạm nồng độ cồn.

Cụ thể, Điểm c, Khoản 8, Điều 6 về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 3 - 4 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng.

Về người vi phạm có bị tạm giữ GPLX, Điều 78, Nghị định 46 về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm quy định: Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6, Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính; người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông; sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

"CSGT có thể tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thời hạn tạm giữ là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ; không quá 30 ngày; kể từ ngày tạm giữ giấy phép đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh", Luật sư Thanh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.