• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Sơ cứu TNGT không đúng cách người bị nạn dễ nặng thêm

07/12/2016, 13:12

Sơ cấp cứu là rất tốt, tuy nhiên nếu như thực hiện không đúng cách thì có thể làm người bị nạn nặng thêm.

anh 4

Sơ cấp cứu là rất tốt, tuy nhiên nếu như thực hiện không đúng cách thì có thể làm người bị nạn nặng thêm. Ảnh: Quốc Nhựt

Theo ông Lưu, việc sơ cấp cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống người bị TNGT cũng như khả năng phục hồi sau này. “Sơ cấp cứu là rất tốt, tuy nhiên nếu như thực hiện không đúng cách thì có thể làm người bị nạn nặng thêm”, ông Lưu nhấn mạnh.

Ông Lưu hướng dẫn: khi thấy vụ TNGT và có người bị thương, việc đầu tiên cần làm là kêu thật lớn để mọi người cùng vào hỗ trợ. Việc này cũng tránh để người khác hiểu nhầm mình là người gây ra TNGT.

Sau khi tiếp cận được với nạn nhân thì bạn hãy cố gắng nói chuyện và xem họ có phản ứng với kích thích thính giác hay không. Một số người có thể chỉ bị thương nhẹ và ngất đi. Trong nhiều trường hợp, việc nói chuyện với họ có thể đánh thức họ. Việc nói chuyện có thể giúp ta có thể hiểu được tình trạng chấn thương của nạn nhân.Trong trường hợp các nạn nhân còn sống, vẫn thở nhưng rơi vào trạng thái vô thức, rất có thể họ bị thương nặng.

Trong những vụ TNGT, việc bảo vệ nguyên hiện trường, không di chuyển nạn nhân có vai trò quan trọng để cơ quan chức năng tiến hành điều tra nguyên nhân. Việc này cũng giúp nạn nhân đỡ bị tổn thương khác. Tuy nhiên, trong trường hợp buộc phải đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường thì người sơ cứu phải chú ý: không nên bồng hoặc bế nạn nhân mà phải kéo thẳng. Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Lưu, việc kéo nạn nhân giúp cho những chỗ gãy (nếu có) được duỗi thẳng ra. Trong khi đó, việc bồng, bế hoàn toàn có thể làm cho chỗ gãy nặng thêm.

Sau khi để nạn nhân ở khu vực, tư thế an toàn nhất, ta cần kiểm tra xem nạn nhân có chảy máu, trầy xước nhiều hay ít. Nạn nhân bị chảy nhiều máu có thể dẫn đến suy tuần hoàn, làm tổn thương mô và cơ quan, nếu nặng có thể tử vong. Người sơ cứu phải xác định vị trí và đánh giá tình trạng chảy máu. Chảy máu có hai loại gồm chảy máu ngoài và chảy máu trong. Chảy máu ngoài dễ nhìn thấy, với chảy máu trong rất khó phát hiện.

anh 2

Khi sơ cứu nên sử dụng găng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị TNGT. Ảnh: Quốc Nhựt

Để sơ cứu, người sơ cứu nên sử dụng găng tay (nếu không có găng thì lấy túi nilon, vải dày) tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, trường hợp nạn nhân mất nhiều máu nên cho nằm xuống, chân gác lên cao để tránh trường hợp nạn nhân bị ngất. Nếu vết thương ít nghiêm trọng, máu chảy ra số lượng ít, tốc độ rò rỉ, máu màu đỏ sẫm, trào ra đều ở bề mặt vết thương thì đặt 1 miếng gạc hoặc mảnh vải sạch trực tiếp lên vết thương và ấn nó xuống bằng tay rồi dùng băng cuộn lại hoặc mảnh vải to bản băng ép chặt lại.

Nếu cầm máu trực tiếp mà vẫn không ngừng chảy máu, thì dùng phương pháp ấn vào động mạch là điểm mà ở chỗ đó động mạch đi trên một nền cứng. Khi ấn vào điểm này động mạch sẽ bị ép vào xương do đó ngắt luồng máu cung cấp cho vùng ở phía bên kia của điểm ấn, nên sẽ kiềm chế được sự chảy máu ở vết thương, tạo điều kiện cho vết thương tự cầm máu.

Trường hợp bị gãy tay hoặc chân hoặc tổn thương xương ở các bộ phận khác. Nếu nạn nhân bị gãy tay thì tìm thanh gỗ để cố định cả cánh tay (cánh chân), tránh làm tổn thương xương hay động mạch khi di chuyển.

Khi nâng người bị nạn lên cần phải nâng đều toàn bộ chân hoặc tay. Cột sống lưng cũng rất dễ bị tổn thương nên không được bế sốc nạn nhân lên mà phải nâng đều, tốt nhất là có 3 người nâng phần đầu - lưng - xương chậu - chân cùng một lúc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.