• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Siết nhập khẩu, ngăn TNGT từ xe máy, xe đạp điện

22/02/2016, 08:14

Xe máy điện, xe đạp điện không rõ nguồn gốc đang được bày bán tràn lan, vi phạm về nhãn mác, thương hiệu...

12
Người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua xe đạp điện để tránh mua phải hàng nhái kém chất lượng - Ảnh: T.T

Hàng nhập lậu, loại nào cũng có

Xe máy điện, xe đạp điện không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định về chất lượng an toàn kỹ thuật đang được bày bán tràn lan, vi phạm về nhãn mác, thương hiệu, không có hóa đơn, chứng từ. Nhiều cửa hàng kinh doanh không niêm yết giá, dán nhãn hàng... khiến người tiêu dùng khó xác định được giá và chất lượng.

Chia sẻ với PV, ông Đinh Văn Bắc, Giám đốc Công ty TNHH ô tô xe máy Detech cho biết: “Nhiều doanh nghiệp được chào hàng xe lậu không giấy tờ ở biên giới Trung Quốc, thậm chí ngay tại Việt Nam. Không cần giấy tờ gì cả, kể cả giấy xác nhận chất lượng hay nguồn gốc xuất xứ, giá rất thấp, muốn loại nào cũng có”.

"Trung bình mỗi tháng có hàng chục vụ TNGT liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện. Nhiều nạn nhân đi xe máy điện không làm chủ tốc độ, hệ thống phanh thiếu an toàn lại không đội MBH đã gây tai nạn cho chính bản thân mình”.

BS. Nguyễn Đức Chính
Trưởng phòng tổng hợp
Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an), hiện số xe đạp điện, xe máy điện hợp pháp chỉ chiếm 25% so với khoảng 700.000 xe máy, xe đạp điện đang lưu thông. “Cả nước mới có khoảng trên 2.000 xe máy điện được đăng ký biển số thành công theo Thông tư 54 của Bộ Công an. Con số này quá nhỏ so với số xe Nhà nước đang quản lý, đó là chưa tính đến số xe lậu đang được người dân sử dụng trôi nổi hiện nay”, Thiếu tướng Dánh nói.

Còn đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết, từ năm 2015 đến nay chỉ có hơn 180.000 chiếc xe đạp điện, xe máy điện được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu được cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật. Còn lại, khảo sát của Cục chủ yếu là xe được sản xuất, lắp ráp trong nước với các linh kiện không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc nhập lậu.

Cuối năm 2015, Cục Đăng kiểm VN phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu và các Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Nam Định, Thái Bình đồng loạt kiểm tra việc chấp hành các quy định trong sản xuất, lắp ráp xe máy điện, xe đạp điện. Lực lượng liên ngành đã phát hiện tới gần 7.000 chiếc xe đạp, xe máy điện đã hoàn thiện việc sản xuất, lắp ráp để chuẩn bị đưa ra thị trường nhưng không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do Cục Đăng kiểm VN cấp. Bên cạnh đó là các sai phạm khác như sản phẩm không có tem phiếu, chứng nhận hợp quy khi xuất xưởng, hàng hóa nhập khẩu không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Sớm bịt kẽ hở

Nói về vấn đề xử phạt vi phạm ATGT liên quan đến các loại xe này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh cho biết, mỗi năm lực lượng CSGT xử phạt gần 4 triệu trường hợp xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện vi phạm Luật Giao thông. “Các loại xe đạp điện, xe máy điện đang lưu hành có vận tốc tối đa lên tới 40-50 km/h đang tiềm ẩn một mối nguy hiểm cho người điều khiển và người tham gia giao thông”, Thiếu tướng Dánh phân tích.

Công tác xử lý đối với xe máy điện, xe đạp điện nhập lậu đang tạo kẽ hở cho đối tượng buôn lậu. Chia sẻ về điều này, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết: “Hiện có nhiều xe đạp điện, xe máy điện nhập khẩu, lưu hành trước thời điểm Thông tư 41 của Bộ GTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện có hiệu lực. Trước thời điểm này nhiều xe đạp điện, xe máy điện đã được nhập khẩu, lắp ráp tồn kho, chưa được cơ quan chức năng quản lý nên một số cơ sở sản xuất, cửa hàng đã quay vòng xe trong kho và xe bán ra thị trường để hợp thức hóa xe nhập lậu. Hàng hóa nhập lậu, trong đó có xe đạp, xe máy điện bị bắt sau đó sẽ được phát mại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phát mại rồi, phải ghi nhãn như thế nào đối với số xe này để các đối tượng phi pháp không lợi dụng để nhập tiếp những đợt xe máy điện, xe đạp điện khác”, ông Lam nói.

Đồng quan điểm, Thiếu tướng Dánh đề xuất: “Cần bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật để phân biệt xe máy điện và xe đạp điện, có tem quy định rõ ràng. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cùng phối hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, kinh doanh, sản xuất xe máy điện, yêu cầu mỗi xe máy điện bán ra thị trường cần có đầy đủ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.