• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Sẽ "phạt nguội", không để xe quá tải tái bùng phát

23/11/2016, 13:02
image

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định sẽ kiên quyết không để xe quá tải bùng phát trở lại.

7

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ

Trao đổi với Báo Giao thông về chủ trương kiểm soát tải trọng xe của Bộ GTVT sau khi kết thúc Kế hoạch phối hợp liên ngành Công an - GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định sẽ kiên quyết không để xe quá tải bùng phát trở lại.

TTGT được dừng xe, xử phạt

Thưa Thứ trưởng, hiện nay còn nhiều ý kiến băn khoăn về thẩm quyền dừng xe, thẩm quyền cưỡng chế thi hành đối với xe quá tải của lực lượng TTGT. Xin Thứ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này?

Tại Điều 86 Luật GTĐB đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của TTGT đường bộ; Trong đó, thẩm quyền dừng phương tiện của TTGT được quy định rất rõ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 86 Luật GTĐB: “Trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó”. Bên cạnh đó, việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) của TTGT được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

"Bộ GTVT đã thí điểm lắp đặt tích hợp hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe tốc độ cao vào các Trạm thu phí trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể Trạm KTTTX trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, theo đó, trên mạng lưới đường bộ cả nước, đặc biệt là quốc lộ sẽ được triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị cân KTTTX ghép với các trạm thu phí của các dự án BOT trên các quốc lộ”.

Thứ trưởng Bộ GTVT
Lê Đình Thọ

Các trường hợp dừng phương tiện cụ thể đã được quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT. Theo đó, thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện GTĐB trong các trường hợp: Thứ nhất, buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 Luật Xử phạt VPHC; Thứ hai, khi phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm tại Điểm a, Khoản 2, Điều 86 Luật GTĐB. Cụ thể là các hành vi: Vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường bộ; Vượt khổ cho phép của cầu đường bộ; Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện các biện pháp bảo vệ đường theo quy định và trường hợp đổ đất, vật liệu xây dựng trái phép lên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ.

Thủ tục dừng xe cũng rất chặt chẽ, đó là chỉ thanh tra viên và công chức thanh tra được phép dừng xe. Dừng xe phải có quy trình, có ghi chép sổ sách theo đúng quy định. Bên cạnh đó, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của phương tiện tại các điểm giao thông tĩnh như tại các trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ thì TTGT hoàn toàn có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, lập biên bản VPHC và xử phạt.

Xem thêm video:

Kiểm soát bền vững xe quá tải

Trong kế hoạch tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe vừa được Bộ GTVT ban hành có đề cập đến việc sẽ sử dụng kết quả cân xe tự động tại các trạm thu phí để “phạt nguội” xe quá tải. Xin Thứ trưởng cho biết khi nào việc này sẽ được thực hiện?

Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt đã cho phép người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (cân kiểm tra tải trọng xe, hệ thống camera) do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trực tiếp vận hành cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm và xử phạt VPHC. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải tuân thủ đúng quy định tại Khoản 2, Điều 64 Luật Xử lý VPHC và tuân thủ quy trình sử dụng do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ GTVT căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao ban hành.

Hiện, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương xây dựng trình Bộ ban hành Thông tư quy định về sử dụng phương tiện thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ để xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB (trong đó có quy định về việc sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trực tiếp vận hành cung cấp) để có cơ sở triển khai thực hiện quy định của Nghị định 46, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

Thưa Thứ trưởng, sau khi kết thúc Kế hoạch phối hợp liên ngành giữa Bộ GTVT và Bộ Công an, Bộ GTVT sẽ có những biện pháp gì để kiểm soát không cho xe quá tải bùng phát trở lại?

Qua hai năm triển khai thực hiện kế hoạch liên Bộ, tình hình vi phạm về tải trọng đã giảm trên 92%, ý thức chấp hành về tải trọng của lái xe, chủ xe, chủ hàng được nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng xe chở hàng quá tải trọng vẫn còn diễn biến phức tạp, vẫn còn những đơn vị, lái xe cố tình tìm mọi cách trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Để kiểm soát tải trọng xe bền vững, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục ĐBVN, các Cục QLĐB, các Sở GTVT tiếp tục duy trì, thực hiện đồng bộ các giải pháp hữu hiệu. Cùng với tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng xe, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của lái xe, chủ xe, chủ hàng và chủ doanh nghiệp, Bộ GTVT sẽ xử lý nghiêm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải…

Hiện, Bộ GTVT đang yêu cầu các cơ quan tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm soát tải trọng xe, trong đó tập trung vào trách nhiệm của từng cấp, ngành một cách cụ thể, trả lời được rõ ràng ai, bộ phận nào làm việc gì? Vai trò địa phương ở đâu? Vai trò của các ngành là gì? Chỉ thị của Thủ tướng được ban hành sẽ triển khai tới tất cả các địa phương, nhằm tập trung cho những tháng cuối năm, là thời gian cao điểm tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tình trạng xe chở quá tải tham gia giao thông.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.