• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Sẽ giao địa phương cấp “quota” xe Uber, Grab

19/04/2017, 08:08

Sau 1 năm thực hiện, số lượng xe hợp đồng ứng dụng phần mềm Uber, Grab tại nhiều địa phương phát triển bùng nổ.

6

Số xe không đăng ký xe hợp đồng sử dụng phần mềm của Uber, Grab tăng cao - Ảnh: Tạ Tôn

Đề xuất Uber, Grab cũng phải gắn mào

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, đến nay chương trình thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng mới được triển khai ở 3 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Khánh Hòa. Cơ quan quản lý đã nắm bắt được số lượng đơn vị vận tải, số lượng, điều kiện đối với phương tiện. Các đơn vị tham gia thí điểm đã bám sát nội dung Quyết định số 24 của Bộ GTVT để thực hiện và đã có kết quả bước đầu khá tốt, rút ngắn được thời gian hành khách chờ xe đến đón đối với mỗi chuyến đi của hành khách dưới 5 phút và đạt được tỷ lệ số km xe chạy có khách gần 90%.

"Tạm thời, Bộ sẽ không cấp phép thêm ứng dụng mới. 5 địa phương tham gia thí điểm lập quy hoạch, đánh giá toàn diện xe hợp đồng trên địa bàn, báo cáo Bộ GTVT đánh giá mới cấp phép tiếp. Cuối năm nay sẽ tổng kết thí điểm, báo cáo Chính phủ đưa ra lộ trình mới cho hoạt động xe hợp đồng”.

Thứ trưởng
Nguyễn Hồng Trường

Tuy nhiên, sau thời gian thí điểm cũng phát sinh nhiều vấn đề như: Số xe không đăng ký xe hợp đồng sử dụng phần mềm của Uber, Grab tăng cao, khiến nhiều ý kiến cho rằng, đang tạo môi trường kinh doanh vận tải cạnh tranh không lành mạnh. Ông Hà Huy Quang, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở GTVT Hà Nội không kiểm soát nổi xe Uber, Grab do số lượng phương tiện này tăng quá nhanh trong vòng 1 năm trở lại đây. “Taxi đã quản lý được, nhưng loại hình này không quản nổi, chúng tôi không biết Uber có mấy nghìn xe”, ông Quang nói và đề xuất: “Uber, Grab phải dán logo, thậm chí gắn mào taxi để dễ nhận biết, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ. Phải dừng mở rộng thí điểm vào thời điểm này và sớm kết thúc thí điểm để tổng kết, đánh giá và quyết định làm tiếp hay không”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Giao, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT TP.HCM) cho biết, năm 2010 lượng taxi của thành phố phát triển vượt khung với 12.000 xe, Sở GTVT lập tức phải xây dựng đề án quy hoạch taxi, nên đến thời điểm này thành phố chỉ có trên 11.000 xe hoạt động. Tuy nhiên, loại xe hợp đồng dưới 9 chỗ đang “bó tay” không quản được.

Ông Giao dẫn chứng cuối năm 2015, thành phố chỉ có khoảng 300 xe dưới 9 chỗ hợp đồng đi đường dài, nhưng tới tháng 2/2016 khi bắt đầu thí điểm Grab, số lượng xe tăng lên 2.437 xe, tới tháng 8/2016 là 9.422 xe, tháng 11/2016 là hơn 15.000 xe và đến đầu tháng 4/2017 đã có hơn 22.000 xe. Do đó, TP.HCM đề nghị dừng cấp phép xe dưới 9 chỗ chạy hợp đồng và xây dựng quy hoạch xe hợp đồng, đồng thời yêu cầu dán logo, phù hiệu xe hợp đồng để quản lý.

Bộ GTVT ủy quyền địa phương cấp phép xe hợp đồng

Chia sẻ về điều này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Bộ GTVT luôn xác định, do nhu cầu phát triển thay đổi nên các văn bản quy phạm pháp luật phải thay đổi để theo kịp với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản để điều chỉnh loại hình mới này chưa theo kịp, dẫn đến lúng túng trong phân cấp ủy quyền, đưa ra phương thức quản lý phù hợp. Trong lần sửa đổi Nghị định 86 lần này, sẽ có giải pháp tích cực để quản lý xe hợp đồng, phát triển theo hướng mở nhưng phải có sự quản lý của Nhà nước, tránh tình trạng như hiện nay, nhiều Sở GTVT không biết xe này hoạt động như thế nào”.  

Khẳng định loại hình vận tải ứng dụng phần mềm kết nối ngày càng phát triển, Thứ trưởng Trường cho rằng, taxi truyền thống cần thay đổi tư duy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành. “Thị trường mở nhưng không có nghĩa là bỏ ngỏ mà phải có quy hoạch số lượng xe taxi nói chung và xe hợp đồng nói riêng, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần xác định số lượng xe hợp đồng bao nhiêu là đủ để cấp phép cho phù hợp. Việc cấp phép xe hợp đồng, Bộ GTVT sẽ ủy quyền cho địa phương. Bộ GTVT cho phép hoạt động nhưng số lượng là do địa phương quyết định. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo quy hoạch số lượng xe taxi, xe hợp đồng theo hướng phù hợp với quá trình phát triển của đô thị, tránh cạnh tranh không lành mạnh, cung vượt cầu”, Thứ trưởng nói và cho biết, xe hợp đồng phải đăng ký với cơ quan quản lý và kiểm soát thông qua thiết bị giám sát hành trình. Một thành phố chỉ thống nhất một loại logo, biển hiệu theo mẫu quy định và phải được dán tem xe hợp đồng chống giả trước kính xe.

“Phải có ít nhất 3 cơ quan quản lý loại xe này. Sở GTVT quản lý về số lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ, Sở Tài chính quản lý về thuế và cơ quan Công an xử lý nghiêm vi phạm”, Thứ trưởng Trường nói thêm.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Đại Hải, Vụ phó Vụ Pháp luật dân sự kinh tế (Bộ Tư pháp) cho biết: “Trước đây, chúng ta chưa cho phép Uber, Grab hoạt động, nhưng loại xe này vẫn tồn tại. Cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp để quản lý về mọi mặt như điều hành, ATGT, nhất là về thuế, phương tiện, người lái”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.