• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Rạch ròi trách nhiệm để xóa vi phạm hành lang đường sắt

24/11/2019, 10:02

Trên các tuyến đường sắt quốc gia có khoảng 4.100 lối đi tự mở và 1.514 đường ngang các loại. Mặt khác còn tồn tại hơn 13.000 vị trí vi phạm...

Vi phạm lấn chiếm đất hành lang đường sắt, dựng rào để container, xe tải tại phường Tây Mỗ

Hiện, vẫn còn hàng nghìn vị trí vi phạm hành lang ATGT đường sắt cần xử lý dứt điểm. Trong đó, giải pháp hiệu quả nhất là phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các chủ thể liên quan, tránh tình trạng “trên nóng dưới lạnh”.

Hơn 13.000 vị trí vi phạm

Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm của các chủ thể không cao. Việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT chưa nghiêm; công tác chỉ đạo về bảo đảm ATGT ở một số cấp chưa tập trung, thiếu trọng điểm và không thể hiện tính quyết liệt, liên tục. Mặt khác, các chế tài hiện nay chưa đủ sức răn đe.
Ông Uông Đình Hùng, Phó trưởng Phòng Vận tải - ATGT Cục Đường sắt VN


Ghi nhận của PV Báo Giao thông, tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt địa bàn Hà Nội thời gian qua khá nhức nhối. Đơn cử, tuyến đường sắt vành đai Bắc Hồng - Văn Điển, khu vực đường ngang Cổ Nhuế, dân họp chợ, bày bán cá, rau cỏ trong lòng đường sắt. Hay dưới gầm cầu đường sắt Thăng Long, các hộ dân ngang nhiên quây rào, để vật liệu xây dựng, phương tiện, bán hàng…

Đặc biệt, hai vị trí Công ty CP Đường sắt Hà Thái phải gửi thư “kêu cứu” lên Ủy ban ATGT Quốc gia. Đó là mảnh đất bên trái lý trình đường sắt từ Km 11+950 - Km 12+150 tuyến Bắc Hồng - Văn Điển (phía sau bến xe buýt Nam Thăng Long, thuộc địa bàn xã Xuân Đỉnh) bị Công ty CP Xe điện Hà Nội quây tôn làm bãi trông xe máy. Mảnh đất này hoàn toàn nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, đường dây thông tin tín hiệu đường sắt.

Hay tại vị trí từ Km 19+490 - Km 19+530 thuộc địa bàn phường Tây Mỗ, một hộ dân tự ý đổ đất san gạt, dựng hàng rào và đặt container, ô tô tải trên nền đường sắt khổ 1.435mm.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Hà Thái, đơn vị quản lý, duy tu đường sắt trên địa bàn cho biết, thực trạng này đã diễn ra từ lâu, đơn vị đã nhiều lần báo cáo bằng văn bản đến các đơn vị đường sắt liên quan, Tổng công ty Đường sắt VN, Cục Đường sắt VN và cả chính quyền xã, phường nhưng chưa được xử lý triệt để. “Thanh tra Cục Đường sắt VN, các xã, phường cũng đã kiểm tra, có văn bản yêu cầu xử lý, tuy nhiên họ vẫn dây dưa, cố tình vi phạm. Trong khi các đơn vị đường sắt chỉ là doanh nghiệp, chỉ có thể làm văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng thôi”, ông Tuấn nói.

Ông Võ Thanh Hiền, Phó trưởng Phòng Kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Đường sắt VN cho biết, thực trạng trên không chỉ trên địa bàn TP Hà Nội mà là tình trạng chung trên mạng lưới đường sắt quốc gia, đặc biệt tại các vị trí đường bộ song song, sát đường sắt, người dân bám mặt đường sinh sống.

Theo ông Hiền, trên các tuyến đường sắt quốc gia có khoảng 4.100 lối đi tự mở và 1.514 đường ngang các loại. Mặt khác còn tồn tại hơn 13.000 vị trí vi phạm hành lang ATGT đường sắt và gần 1.600 vị trí tiềm ẩn TNGT đường sắt cần được giải tỏa.

Quy trách nhiệm người đứng đầu

Vi phạm hành lang đường sắt ở Công ty CP Xe điện Hà Nội

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho rằng, việc đảm bảo ATGT đường sắt không phải trách nhiệm riêng của Cục Đường sắt VN hay Tổng công ty Đường sắt VN mà của tất cả các chủ thể theo quy định của pháp luật. Địa phương có lực lượng thanh tra kiểm tra, xử phạt vi phạm giao thông cũng như lực lượng công an, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Nhiệm vụ bảo vệ công trình đường sắt, bảo vệ ATGT đường sắt thuộc trách nhiệm của địa phương; bảo vệ hành lang ATGT đường sắt, chống lấn chiếm cũng là trách nhiệm của địa phương.

“Quy định như vậy không có nghĩa là khoán trắng cho địa phương. Việc bảo vệ, phát hiện vi phạm và báo chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền là trách nhiệm của doanh nghiệp đường sắt. Ngoài ra, các chủ thể khác liên quan phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả xử lý, cần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các chủ thể trong công tác đảm bảo ATGT đường sắt, trong đó bộ phận kiểm tra, giám sát an toàn cần thống nhất từ trên xuống dưới”, ông Khôi nói.

Ông Võ Thanh Hiền cho biết, vừa qua Bộ GTVT đã chủ trì xây dựng Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt; nêu rõ các nhóm giải pháp. Trong đó, có nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các chủ thể liên quan đến công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt, bao gồm: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành GTVT đường sắt; Tổng cục Đường bộ VN, thanh tra giao thông địa phương, lực lượng công an giao thông; địa phương có đường sắt đi qua.

Đặc biệt, đối với địa phương, cần rà soát lại diện tích đất trong hành lang ATGT đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân và có phương án thu hồi diện tích đất đã cấp; tổ chức rà soát, thống kê và phân loại các công trình vi phạm và các công trình gây ảnh hưởng đến an toàn đường sắt. “Các địa phương cần có hình thức xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt. Cần phân công, giao nhiệm vụ và quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc bảo đảm ATGT và hành lang ATGT đường sắt”, ông Hiền nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.