• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Quy định mới về bồi thường thiệt hại TNGT đường sắt

14/05/2018, 16:30

Theo Thông tư 23 của Bộ GTVT mới ban hành, mọi cá nhân, tổ chức phải bồi thường khi gây ra tai nạn.

tau-hang-dam-o-to2

Mọi cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí giải quyết sự cố, TNGT đường sắt do hành vi vi phạm của mình gây ra

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 23/2018 quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, TNGT đường sắt.

Thông tư này phân định rõ, sự cố giao thông đường sắt là vụ việc xảy ra trong hoạt động GTVT đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra TNGT đường sắt. Còn TNGT đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại, hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.

Khi có sự cố, TNGT đường sắt xảy ra, phải thành lập ngay hội đồng giải quyết sự cố, TNGT đường sắt tùy theo vụ việc xảy ra trên đường sắt quốc gia hay đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thành lập hội đồng giải quyết tai nạn trên đường sắt quốc gia; Trường hợp xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, báo cáo Bộ GTVT quyết định thành lập hội đồng.

Thông tư 23 cũng phân loại sự cố, TNGT đường sắt theo nguyên nhân và theo mức độ thiệt hại. Phân loại theo nguyên nhân gồm: sự cố, TNGT đường sắt do chủ quan cá nhân, tổ chức thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt vi phạm pháp luật về GTVT đường sắt gây ra; Sự cố, TNGT đường sắt do khách quan thiên tai, địch họa (bất khả kháng) hoặc các nguyên nhân khác.

Phân loại theo mức độ thiệt hại gồm: TNGT đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 1 đến 5 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. TNGT đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có 1 người chết hoặc có từ 6 đến 8 người bị thương hoặc gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. TNGT đường sắt rất nghiêm trọng có 2 người chết hoặc có từ 9 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ 500 triệu đồng. TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng có từ 3 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại tài sản có giá trị từ một tỷ 500 triệu đồng trở lên.

Thông tư quy định rõ, mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí giải quyết sự cố, TNGT đường sắt do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Thông tư 23 có hiệu lực từ ngày 1/7/2018, cùng thời điểm Luật Đường sắt 2017 có hiệu lực để triển khai thi hành Luật.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.