• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Chung tay vì ATGT

Quỹ Bloomberg 5 năm hoạt động ở TP.HCM giúp giảm nhiều tai nạn giao thông

14/11/2019, 14:47

Trong 5 năm giai đoạn 2015 - 2019, Quỹ Bloomberg vì ATGT toàn cầu đã có những hỗ trợ thiết thực về mặt kỹ thuật, tập huấn kỹ năng cho TP.HCM.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM phát biểu tại hội thảo

Sáng 14/11, Ban ATGT TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo công bố chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá dự án sáng kiến “Vì an toàn giao thông toàn cầu” giai đoạn 2015 - 2019 tại TP.HCM do quỹ Bloomberg (Bigrs) hỗ trợ kỹ thuật.

Từ năm 2015, TP.HCM tham gia dự án ATGT đường bộ do quỹ Bloomberg tài trợ với mục tiêu giảm số lượng người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Đây là dự án nhằm kiểm soát TNGT và tác động vào các yếu tố nguy cơ TNGT tại 10 thành phố trên thế giới.

Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu chấn thương quốc tế - Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ (JH-IIRU) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng (CIPPR) chịu trách nhiệm nghiên cứu theo dõi hành vi của người tham gia giao thông trong dự án này. Nghiên cứu được thực hiện 2 lần mỗi năm.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM cho biết, TP.HCM là một trong 10 thành phố trên thế giới được chương trình Quỹ Bloomberg vì an toàn giao thông toàn cầu chọn để hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong 4 lĩnh vực liên quan đến ATGT gồm: uống rượu bia khi lái xe, sử dụng mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, tốc độ phương tiện. Kết quả trong 5 năm thực hiện, quỹ Bigrs đã hỗ trợ TP về mặt kỹ thuật như tập huấn, bỗi dưỡng, hướng dẫn các kinh nghiệm của quốc tế áp dụng tại TP.HCM.

Theo ông Tường, sau 5 năm, quỹ sẽ vẫn tiếp tục làm việc với TPHCM. Lý do, TP.HCM đã có những kế hoạch cụ thể để phối hợp từng đối tác, với những đề án theo yêu cầu dự án đặt ra...

“Qua buổi công bố này, thay mặt TP tôi cảm cơn quỹ đã hỗ trợ TP.HCM trong suốt thời gian 5 năm qua. Những hỗ trợ này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho TP.HCM”, ông Tường nhấn mạnh.

Theo Phòng CSGT 70% số vụ TNGT xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông.

Theo báo cáo tại buổi công bố, kết quả nghiên cứu về sử dụng rượu bia và lái xe trong thời gian qua: Khoảng 16% lái xe được kiểm tra có nồng độ cồn trong hơi thở. Tỷ lệ lái xe có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép là 11,4% (n=653). Trong số các lái xe được kiểm tra 92% là nam giới và 88% ở trong nhóm 25-59 tuổi.

Theo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP.HCM, trong 11 tháng đầu năm trên địa bàn TP xảy ra 645 vụ TNGT, làm chết 594 người, bị thương 144 người. So với cùng kỳ giảm 98 vụ (-13%), giảm 87 người chết (-13%), giảm 57 người bị thương (-28%).

Về sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách. Hiện tỷ lệ đội MBH đúng cách 56%. Tỷ lệ đội MBH đúng cách ở nhóm người ngồi sau chỉ đạt 48%, tương tự như kết quả vòng nghiên cứu trước. Tỷ lệ lái xe nữ giới đội MBH đúng cách thấp hơn nam giới (41% so với 65%)...

Đại diện Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP.HCM (PC08) cho biết, đối với các hoạt động trong khuôn khổ dự án BIGRS, trong năm 2016, tổ chức các lớp tập huấn cưỡng chế nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế cho 630 cán bộ chiến sĩ lực lượng CSGT TP. Năm 2017, tổ chức các lớp tập huấn cưỡng chế (nồng độ cồn, tốc độ, thắt dây an toàn), huấn luyện nghiệp vụ tại hiện trường) theo kinh nghiệm quốc tế cho 630 cán bộ chiến sĩ lực lượng.

Riêng năm 2019, đơn vị tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, chiến sỹ CSGT về tốc độ, nồng độ cồn, thắt dây an toàn; tập huấn về quản lý dựa trên số liệu để tăng cường hiệu quả cưỡng chế cho 404 cán bộ chiến sĩ lực lượng CSGT TP. Bên cạnh đó, CSGT phối hợp Đại học Johns Hopkins 5 đợt thu thập số liệu cưỡng chế đối với người điều khiển phương tiện cơ giới vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn thành phố…

Theo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP.HCM, trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 lực lượng CSGT thành phố đã ra quân xử lý trên 2.550 trường hợp với số tiền xử phạt gần 1.300 tỷ đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.