• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Quảng Ninh: Tỉnh lộ cứ mưa là ngập, ngầm tràn chắn lối đi về

07/04/2022, 06:00

Tỉnh lộ 345 là tuyến giao thông huyết mạch kết nối thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) và huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Do được đầu tư từ lâu, quá trình sửa chữa thiếu đồng bộ nên vào mùa mưa, tuyến đường tỉnh lộ 345 ở Quảng Ninh bị chia cắt hoàn toàn.

Mỗi khi có mưa xuống, xã An Sinh, TX Đông Triều phải cử người làm "cọc tiêu sống" để không cho người, phương tiện vượt ngầm

Xã thành “ốc đảo” ngày mưa

Những ngày cuối tháng 3, ghi nhận thực tế của PV Báo Giao thông trên tuyến đường cho thấy, nhiều đoạn đường mặt bê tông gồ ghề, lồi lõm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT.

Có điểm đường cong, vênh, lún… chỉ được khắc phục bằng cách đào, vá những chỗ sâu khiến mặt đường vẫn gập ghềnh rất khó đi. Nhiều đoạn, hệ thống thoát nước dọc làm bằng đất, cỏ mọc um tùm…

Đáng chú ý, tại một số đường đấu nối từ khu dân cư của xã Anh Sinh, thị xã Đông Triều ra Tỉnh lộ 345 còn có tình trạng góc cua ở điểm giao rất hẹp, khuất tầm nhìn cả 2 làn xe.

Bà Đoàn Thị Hà, nhà ở thôn Thành Long, xã An Sinh cho hay: “Thời gian gần đây, tình trạng xe chở đất khai thác trộm từ phía trong chạy ầm ầm ra khiến đất, đá rơi vãi đầy đường, ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội…”.

Nhưng nỗi lo lớn nhất của người dân nơi đây là mỗi khi mùa mưa, nước từ thượng nguồn dồn về, 7 ngầm tràn trên tuyến Tỉnh lộ 345 ngập chìm trong dòng nước chảy xiết, có những lần ngập gần 1m. Việc ngầm tràn bị ngập khiến thôn Tân Tiến (xã An Sinh) bị cô lập hoàn toàn.

Anh Nguyễn Văn Xoay, nhà ở thôn Tân Tiến, xã An Sinh (giáp ngay ngầm tràn số 2) trên tuyến đường cho biết, từ mấy năm nay, cứ mưa to là thôn Tân Tiến bị chia cắt hoàn toàn với các địa phương khác.

Người dân trong thôn đều làm nông, lâm nghiệp. Vào mùa mưa cũng là thời kỳ nông sản của bà con thu hoạch, gặp phải mưa lũ lớn chia cắt nên không vận chuyển đi tiêu thụ được, nông sản bị thối phải đổ bỏ cả tấn…

Tại hai ngầm tràn qua thôn, đã nhiều lần có người đi xe máy qua bị cuốn trôi, rất may người bơi được vào bờ. Mỗi khi có mưa xuống, xã An Sinh phải cử người làm “cọc tiêu sống” để ngăn người, phương tiện vượt ngầm.

“Vào mùa mưa, bão, người dân trong thôn đều lo ai đó bị bệnh nặng cần đưa đi cấp cứu thì không biết qua ngầm kiểu gì. Chúng tôi mong các cấp chính quyền sớm có kế hoạch nâng cấp để đảm bảo lưu thông vào mùa mưa, bão”, anh Xoay kiến nghị.

Mong hết cảnh người bị cuốn trôi

Ngầm tràn số 2 ở̛ thôn Tân Tiến, xã An Sinh thường xuyên bị ngập khi có mưa to khiến thôn này bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND xã An Sinh cho biết, Tỉnh lộ 345 có điểm đầu từ QL18A qua thôn Tân Tiến (xã An Sinh), điểm cuối là thôn Vua Bà (xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).

Ban đầu, tuyến đường được đầu tư xây dựng khá nhỏ hẹp, đến năm 2009, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án nâng cấp, cải tạo Tỉnh lộ 345. Dự án bị giãn, hoãn tiến độ nên mãi đến năm 2017 tuyến đường mới được hoàn thành.

Theo thiết kế, tuyến có nền đường rộng 6,5m, dài 14,8km, được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cống, đường tràn và hệ thống các biển báo theo quy định, tổng vốn đầu tư trên 55 tỷ đồng.

“Việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường thời điểm đó đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân vùng giáp ranh 2 tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, do ở khu vực thượng nguồn có nhiều dự án phát triển kinh tế, diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến vào mùa mưa, nước từ các con suối dâng cao gây ngập cục bộ, giao thông bị ách tắc.

Mỗi khi có mưa lớn, chính quyền địa phương phải huy động lực lượng ứng trực vừa ngăn người dân vượt ngầm, vừa sẵn sàng xử lý khi có tình huống người, phương tiện bị cuốn trôi”, ông Thắng chia sẻ.

Hoạt động vận tải chở vật liệu san lấp rơi vãi đất, đá ra TL345 không đảm bảo ATGT cũng diễn ra khá phổ biến

Theo ông Thắng, Tỉnh lộ 345 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giao thương khu vực miền Tây của tỉnh Quảng Ninh với tỉnh Bắc Giang. Khu vực thị xã Đông Triều được coi là vựa lúa và nhiều nông, lâm sản khác, nhất là gỗ trồng.

Ngược lại, ở các địa phương của tỉnh Bắc Giang cũng có nhiều sản phẩm có thể giao thương với Quảng Ninh qua ngả thị xã Đông Triều. Trong khi đó, đây là tuyến đường gần nhất để người dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa…

“Nhiều lần địa phương kiến nghị với các cấp, ngành tiếp tục quan tâm đầu tư, nhưng đến nay việc thi công, nâng cấp cống tràn chưa được thực hiện”, ông Thắng cho hay.

Ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh cho biết, vấn đề xuống cấp của Tỉnh lộ 345 đã được các cơ quan chức năng của tỉnh khảo sát, nắm bắt được.

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang đã có trao đổi, thống nhất nâng cấp tuyến tỉnh lộ này theo hướng địa phương nào sẽ triển khai phần đường ở địa phương đó. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có sự thống nhất về thời gian thực hiện.

“Khi lãnh đạo hai địa phương chỉ đạo cụ thể, Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp xây dựng phương án cải tạo, nâng cấp”, ông Minh cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.