• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Quảng Ninh: Dân lo rơi xuống biển vì đường ra đảo không hộ lan

20/12/2021, 08:00

Do thường xuyên có triều cường, gió mạnh nên đi trên đường mà như... đi trên dây, chỉ một phút sơ suất có thể bị gió thổi bay xuống biển.

Tuyến đường vượt biển từ đất liền ra thôn đảo Hà Loan, xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đưa vào sử dụng từ năm 2019, vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, tuyến đường dài cả cây số chỉ có lưa thưa cọc tiêu mà không hề có hộ lan khiến người dân mỗi khi qua đây luôn nơm nớp lo sợ.

Người tham gia giao thông bất an trên tuyến đường dài cả cây số chỉ có lưa thưa cọc tiêu mà không hề có hộ lan

Một thời lội bùn sang đảo

Đảo Hà Loan thuộc xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả bao năm qua cách biệt với đất liền.

Ông Trương Văn Hồng, người dân tộc Sán Dìu, Trưởng xóm 2, thôn Hà Loan, xã Cộng Hòa cho biết, trên đảo có 75 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, chủ yếu là người Dao, người Sán Dìu. Trước đây, từ trung tâm xã Cộng Hòa đến thôn đảo chỉ khoảng 4km, nhưng phải đi qua bãi triều rộng gần 2km.

Hôm may mắn thì có đò qua sông, nếu nước kém thì chèo thuyền mủng, khi nước cạn đành phải lội bùn để sang đảo.

Trên đảo có mấy lớp học từ mầm non đến tiểu học, mỗi ngày lên lớp, các thày, cô giáo phải trang bị ủng lội bùn, mang áo mưa đề phòng bùn bắn bẩn quần áo.

Các học trò lớp lớn hơn phải vượt qua quãng đường gần 4 km để tới trường. Đi đò phải mặc áo phao đã đành, khi lội bùn cũng phải mặc áo phao, vì đoạn gần đến bờ phía đảo Hà Loan rất dễ gặp những hố sâu bất ngờ.

“Đường đến trường tuy ngắn, nhưng cách trở, hiểm nguy vậy, nên đã có chuyện đau lòng xảy ra với giáo viên nơi đây”, ông Hồng kể

Người dân thôn Hà Loan đến nay vẫn còn nhớ như in sự việc đuối nước thương tâm xảy ra đối với cô giáo mầm non cách đây hơn 7 năm.

Chiều 26/9/2014, như thường lệ, cô giáo Đoàn Thị Thu Trang, SN 1990, giáo viên trường mầm non Cộng Hòa từ điểm trường Hà Loan trở về đất liền.

Tuy nhiên, hôm ấy, do nước cạn, không thể di chuyển bằng đò máy, cô phải lội bộ. Đi được nửa đường, do dòng chảy thay đổi thường xuyên, tạo ra các hố, các vũng nước, nên cô Trang bị trượt chân và đuối nước tử vong.

Giao thông cách trở, khiến cuộc sống của người dân thôn Hà Loan, xã Cộng Hòa trở nên cách biệt gần như hoàn toàn với bên ngoài.

Nơm nớp nỗi lo trên con đường mới

Mong ước về con đường nối với đất liền của người dân thành sự thật khi từ năm 2016, TP Cẩm Phả đầu tư xây dựng đường dẫn và bến cập tàu đảo Hà Loan với chiều dài 1,3km. Tuyến đường đấu nối hoàn thiện và đi vào sử dụng từ cuối năm 2019.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, từ cán bộ thôn, xã Cộng Hòa đến phòng nghiệp vụ là chủ đầu tư công trình đều không ai biết hoặc nhớ là dự án được triển khai với kinh phí bao nhiêu (!?). Nhưng chỉ có điều, ai cũng bày tỏ quan ngại là tuyến đường quá nguy hiểm.

Ông Hoàng Văn Long, xóm trưởng xóm 1, thôn Hà Loan, xã Cộng Hòa cho hay: “Từ khi có tuyến đường, bà con trong thôn rất phấn khởi. Thế nhưng, lúc đường mới được đưa vào sử dụng thì bà con lại có nỗi lo khác không kém”.

Đi trên con đường mới làm ra đảo Hà Loan, chúng tôi chứng kiến nhiều cảnh thót tim. Mặt đường chỉ rộng hơn 3m nhưng không hề có hộ lan, nên khi có xe ô tô lưu thông thì người đi xe đạp, xe máy phải nép vào một bên.

Đặc thù khu vực thường xuyên có triều cường, gió giật mạnh nên đi trên tuyến đường này có cảm giác như... đi trên dây, chỉ một phút sơ suất có thể bị gió thổi bay xuống biển.

Từ ngày tuyến đường được đưa vào sử dụng đã có hơn chục vụ ô tô, xe máy, xe đạp lao xuống biển.

Không những thế, quá trình làm tuyến đường, chẳng biết vô tình hay cố ý, chủ đầu tư, đơn vị thi công lại tạo ra một chiếc “đảo” nhỏ ở giữa chừng mà không có bờ kè khiến đất đá bị sóng làm xói, lở gây ô nhiễm môi trường vùng rừng ngập mặn xung quanh. Đáng chú ý là, hiện nay “đảo” nhỏ này lại trở thành nơi tập kết rác thải xây dựng.

Cùng với thắc mắc về việc làm tuyến đường “bỏ quên” hộ lan, bà con ở thôn Hà Loan còn phản ánh, trong quá trình thi công tuyến đường, dù nhiều người đã hỏi cơ quan chức năng về thiết kế cũng như kinh phí thi công tuyến đường là bao nhiêu, nhưng đều không ai trả lời.

Đưa cho PV xem danh sách thu tiền, một cán bộ thôn Hà Loan (đề nghị không nêu tên) cho biết: “Theo quyết định, tôi là thành viên giám sát cộng đồng của xã. Tuy nhiên, từ ngày làm đường đến lúc nghiệm thu, quyết toán, chúng tôi không hề được biết thiết kế thi công ra sao, kinh phí như thế nào.

Trong khi đó, còn 80m đường bê tông về phía đảo Hà Loan, dù được nghiệm thu, tính vào kinh phí làm tuyến đường này, nhưng thực tế bà con lại phải nộp tiền, bỏ công ra để làm. Vì thế, bà con đề nghị, cấp có thẩm quyền cần thanh tra làm rõ, trả lời cho dân biết thực hư thế nào?”.

Đại diện lãnh đạo UBND TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, dự án đường ra đảo Hà Loan do UBND tỉnh đầu tư và giao cho Ban Quản lý dự án công trình thành phố triển khai.

Tuy nhiên khi được hỏi, vị này cũng cho biết “không nhớ rõ là bao nhiêu tiền”. “Hiện tại, hệ thống hộ lan chưa hoàn thiện theo phản ánh của bà con là có thật”, vị này nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.