• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Quảng Ninh: Cửu vạn Ka Long bán tháo đò như... sắt vụn

21/01/2016, 09:00

Cuộc sống mưu sinh của cửu vạn trên dòng Ka Long trở nên khó khăn, họ chấp nhận bán đò bằng giá sắt vụn...

18

Dù lượng đò sụt giảm mạnh nhưng lực lượng chức năng vẫn thường xuyên TTKS, xử lý vi phạm giao thông trên sông Ka Long

Năm nay, do chính sách biên mậu có nhiều thay đổi, hàng tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc giảm mạnh nên cuộc sống mưu sinh của cửu vạn tứ xứ trên dòng Ka Long (vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh) trở nên khó khăn. Họ chấp nhận bán đò bằng giá sắt vụn để về quê.

“Hóa giá” đò: Mua 10, bán 1

Những ngày giáp Tết, trở lại bến Hương Hải trên sông Ka Long (vùng biên Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), chúng tôi không thấy không khí nhộn nhịp đò chở hàng như mọi năm. Bần thần nhìn xuống lòng sông, anh Phạm Văn Trà, quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, chủ một đò sắt trên sông Ka Long nói: “Chưa bao giờ nước sông Ka Long lại trong như bây giờ. Bởi vì tàu thuyền qua lại quá ít, bọn tôi thất nghiệp hết rồi”.

7 năm trước, anh Trà và vài gia đình ở quê đóng tàu ra Móng Cái làm ăn. Thời điểm đó, đò chở hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại được thuê làm cả ngày lẫn đêm không hết việc. “Vợ chồng tôi dành dụm mấy năm đã xây được căn nhà hai tầng ở quê, nhưng từ năm ngoái, đã có nhiều chủ đò phải bán đò về quê hoặc chuyển nghề khác. Vợ chồng tôi cố cầm cự vì cứ nghĩ tuy ít khách thuê, nhưng đã có 7 năm ở vùng biên, chắc vẫn còn mối quen. Vậy mà giờ cũng không cầm cự nổi. Con đò này khi tôi đóng mới là 250 triệu đồng, giờ bán 25 triệu đồng, bằng giá bán sắt vụn”, anh Trà buồn rầu.

Theo Trung tá Hoàng Văn Hiệp, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Móng Cái, vào thời điểm sôi động những năm trước đây, trên sông Ka Long thường xuyên có 4.658 đò đăng ký hoạt động vận chuyển hàng hóa. Nhưng tới nay chỉ còn 250 chiếc hoạt động.

Chung tâm trạng, anh Lê Quang Hạ quê ở xã Hải Ninh, TP Móng Cái chán nản cho hay, con đò này anh đóng từ năm 2007 với giá 190 triệu đồng, vào thời điểm làm ăn phát đạt, nó đem về cho anh khoản thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng. “Tôi chủ yếu chở hàng xuất khẩu chính ngạch như: Bột sắn, lạc vừng mang từ miền Nam ra xuất sang Trung Quốc. Nhưng năm nay tình hình xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, các cảng lớn như: Hương Hải, Phương Oanh qua Cửa khẩu Ka Long tàu lớn vào dỡ hàng không nhiều nên đò chở hàng của chúng tôi cũng rất ít việc”, anh Hạ cho biết.

Theo anh Hạ, cả tháng 12 anh nhận chở 4 chuyến hàng sang Trung Quốc. Nhưng phía chủ bên kia không lấy hàng nên đò cứ đỗ ở sông mà chờ. Mỗi tấn hàng tiền công được trả 60 nghìn đồng, có chuyến chỉ chở được ba tấn, trừ chi phí còn lại chẳng được là bao. “Đấy là mình có khách quen, nhiều đò cả tháng chỉ chở vỏn vẹn hai chuyến, thậm chí phải giành nhau mới có hàng nên nhiều người chán nản bán đò với giá chỉ bằng 1/10 so với lúc mua. Tôi tính bán đò để lên Hà Nội kiếm việc, còn vợ tôi ở quê, chứ cầm cự ở đây mãi thì lấy gì mà ăn”, anh Hạ than.

Dòng Ka Long bình yên hơn

Theo Trung tá Hoàng Văn Hiệp, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Móng Cái, so với thời điểm sôi động những năm trước đây, giờ lượng đò vận chuyển hàng hóa trên sông Ka Long chỉ còn khoảng 5%, 95% số đò còn lại đã bị hóa giá như sắt vụn. “Nguyên nhân sụt giảm phương tiện thê thảm như hiện nay là do tình hình xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái giảm mạnh, dẫn tới các phương tiện không có hàng để chở. Trong khi đặc thù đò này chỉ để chở hàng sang Trung Quốc và ngược lại nên không sử dụng được ở vùng biển khác, nếu lúc trước ngư dân đóng một chiếc đò trung bình khoảng 200 triệu đồng, nay bán sắt vụn chỉ khoảng 20 triệu đồng”, Trung tá Hiệp cho biết.

Hiện mặt hàng thuê đò chở sang Trung Quốc chủ yếu chỉ còn bột sắn. Trước kia, mỗi ngày có khoảng 30 - 40 tàu lớn cập cảng, nhưng hiện giờ giảm xuống chỉ còn vài tàu. “Sông Ka Long ở vùng biên này vì thế cũng yên tĩnh, an toàn hơn, không còn cảnh ùn tắc, mất an ninh trật tự, ATGT như trước. Chúng tôi vẫn thường xuyên TTKS, kiểm tra đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các vi phạm bị phát hiện đều xử lý nghiêm”, Trung tá Hiệp nhìn nhận.

Theo Trung tá Hiệp, khó khăn lớn nhất về công tác đảm bảo TTATGT đường thủy trên địa bàn hiện nay không còn nằm ở dòng Ka Long, mà còn khoảng 500 chiếc đò hoạt động trên sông Bắc Luân nhưng lực lượng CSGT không kiểm tra được do đây là khu vực quản lý của Bộ đội Biên phòng. “Những phương tiện chuyên chở hàng này có đăng ký, đăng kiểm hay không thì chưa có số liệu thống kê”, Trung tá Hiệp thông tin thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.