• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Quảng Ninh: Bất cập đường tránh lũ nguy cơ bị cắt đứt vào mùa mưa lũ

Giao thông 24h

Quảng Ninh: Bất cập đường tránh lũ nguy cơ bị cắt đứt vào mùa mưa lũ

04/09/2021, 14:02

Mặc dù là đường tránh lũ, nhưng một tuyến đường tránh lũ ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) lại luôn có nguy cơ bị cắt đứt vào mùa mưa, bão.

Đó là tuyến đường tránh lũ từ thôn Khe Mười, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đấu nối ra Tỉnh lộ 329 dài trên 2km, đổ bê tông rộng 3m.

Tuyến đường được khánh thành, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2019 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đảm bảo lưu thông cho nhiều địa phương của huyện miền núi này. Thế nhưng, từ khi đi vào sử dụng, tuyến đường này thường trực nguy cơ bị “cắt đứt” vào mùa mưa, bão.

Mái taluy dương không được phân tầng, cắt lớp khiến cho đất đá có nguy cơ đổ ụp xuống tuyến đường thoát lũ bất cứ lúc nào

Huyện miền núi khó khăn nhất Quảng Ninh với nguy cơ bị chia cắt mùa mưa lũ

Ba Chẽ là huyện miền núi thuộc diện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, do đặc thù có nhiều sông, suối dốc. Hầu hết các trục giao thông chính tại đây được đầu tư từ lâu, khu vực qua sông, suối chủ yếu là ngầm tràn, nên nhiều năm trước, sau mỗi trận mưa lớn, nhiều tuyến đường của huyện Ba Chẽ bị ngập sâu gây chia cắt hoàn toàn nhiều xã, thị trấn.

Nhiều tuyến giao thông của huyện Ba Chẽ bị cắt đứt khiến địa phương này bị cô lập sau những trận mưa lớn trước đây.

Thậm chí không ít đợt mưa lớn, huyện Ba Chẽ đã bị cô lập hoàn toàn khiến cho Quân đội phải đưa xe lội nước vào phục vụ công tác cứu hộ. Chính vì vậy, việc triển khai một số tuyến đường thoát lũ để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn đã được địa phương tính toán, triển khai. Tuyến đường thoát lũ thôn Khe Mười, xã Đồn Đạc đấu nối ra Tỉnh lộ 329 được ra đời trong bối cảnh như vậy.

Giao thông qua thị trấn Ba Chẽ bị "cắt đứt" hoàn toàn sau trận mưa lớn trung tuần tháng 8/2017.

Bất cập tuyến đường tránh lũ lại có nguy cơ bị cô lập

Tuyến đường thoát lũ này được thi công từ đầu năm 2019 với tổng số tiền đầu tư gần 10 tỷ đồng do UBND huyện Ba Chẽ làm chủ đầu tư và được đưa vào sử dụng tháng 11/2019. Tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc lưu thông một số địa phương của huyện như Ba Chẽ, Lương Mông, Minh Cầm… nối ra Tỉnh lộ 329 khi giao thông qua trung tâm thị trấn Ba Chẽ bị cô lập khi lũ dâng. Vậy mà, từ ngày đi vào sử dụng đến nay, đường thoát lũ lại có nguy cơ bị “cô lập” do đất, đá từ trên taluy dương sạt, lở “cắt đứt” gây nguy hiểm cho người, phương tiện mỗi khi qua lại...

Mới đây, PV Báo Giao thông đã có chuyến thực tế trên tuyến đường tránh lũ này và ghi nhận được nhiều bất cập trong quá trình thiết kế cũng như thi công dự án này của cơ quan chức năng huyện Ba Chẽ.

Nhiều người dân địa phương "thót tim" khi phải đi qua tuyến đường thoát lũ. Vào ngày mưa, bão lớn đất, đá từ trên taluy có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào.

Do đánh mìn phá đá, nhiều khu vực mái taluy bị "om" rất dễ đổ ụp xuống phía dưới khi "ngậm nước"

Nhiều khu vực không hề có phân tầng, cắt lớp chống sạt, lở.

Trong khi mái taluy được thiết kế bất cập, tạo ra những "hàm ếch" như vậy thì hệ thống thoát nước dọc, nước ngang trên tuyến đường cũng được thiết kế, thi công rất hẹp, khiến cho đất đá vùi kín, mất tác dụng.

Rãnh thoát nước dọc trên tuyến đường "biến mất" sau mưa, lũ.

Một số đoạn thoát nước dọc bị nước từ trên xói xuống quá lớn hoặc thi công "quá ẩu" đã bị bong, tróc.

Nhiều tấm lót rãnh nước dọc được ghép "sơ sài" bị vỡ vụn sau quá trình tiến hành nạo, vét.

Cống thoát nước ngang tuyến đường được thiết kế, thi công rất hẹp, lại không được nạo vét thường xuyên khiến cho nước tràn qua mặt đường gây nguy hiểm cho người, phương tiện.

Một chiếc biển cảnh báo nguy cơ sạt, trượt lại được lắp "ngược" khiến người lưu thông không quan sát được.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Vũ Thành Long, Bí thư Huyện ủy Ba chẽ thừa nhận, việc thi công tuyến đường này quá nhiều bất cập khiến cho tuyến đường thoát lũ không đảm bảo chức năng khi có mưa, bão lớn.

"Thực tế, hiện nay, nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện khi thiết kế, thi công đã không tính toán hết đến kết cấu địa chất. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh phí hạn hẹn, nếu làm kè hoặc phân tầng, cắt lớp thì sẽ rất tốn kém. Tới đây, huyện sẽ rà soát, đánh giá tổng thể để rút kinh nghiệm cho các dự án sau. Trước mắt, huyện sẽ nghiên cứu, đầu tư để giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng sạt, trượt trên tuyến đường thoát lũ này" - Vị lãnh đạo Huyện ủy Ba Chẽ khẳng định.

Còn ông Trần Trọng Tường, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Chẽ thì cho biết: Nhẽ ra phải thiết kế mái taluy theo kết cấu hệ số là 1/1 hoặc 1/075, nhưng do kinh phí hạn hẹp, nên tuyến đường này chỉ được thiết kế 1/0,3, nên mới dẫn đến tình trạng này. Mặt khác, khi thực hiện dự án phải đền bù đất lâm nghiệp cho dân, nếu thực hiện được thiết kế đảm bảo sẽ tốn thêm kinh phí để đền bù, giải phóng mặt bằng, nên sẽ khó triển khai được dự án...

Một điểm đáng chú ý nữa là, dù quá trình thiết kế dự án có phương án vận chuyển đất, đá đi nơi khác tập kết, nhưng thực tế, khi thi công, một phần không nhỏ đất, đá được lấp xuống dòng suối Khe Mười làm cho dòng chạy bị ùn, ứ và đất đá bị cuốn xuống hạ lưu.

Một phần đất, đá trong quá trình thi công, bảo trì bị lấp xuống dòng suối Khe Mười.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.