• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Quản đường ngang, nơi sốt sắng, chỗ thờ ơ

20/05/2015, 05:47

Thống kê cho thấy phần lớn TNGT đường sắt xảy ra tại các đường ngang dân sinh, thực tế việc quản các đường ngang...

61

Một vụ va chạm giữa người đi xe máy và tàu hỏa tại đường ngang không có rào chắn trên phố Lê Duẩn, Hà Nội
Ảnh: Thùy Sinh

Tự bỏ kinh phí quản đường ngang

Ông Bùi Văn Tựu, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt (Tổng công ty Đường sắt VN) cho biết, từ 1/1 đến 10/5, các tuyến đường sắt xảy ra 109 vụ TNGT, làm chết 44 người và bị thương 87 người. So với cùng kỳ năm 2014, tăng 38 vụ, tăng 5 người chết và tăng 37 người bị thương. Phân tích cho thấy, TNGT đường sắt xảy ra chủ yếu tại các lối đi dân sinh với 86 vụ, tại đường ngang có cảnh báo tự động là 20 vụ.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, một số địa phương như: Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nam, TP Hồ Chí Minh, Yên Bái... thực hiện rất tốt việc quản lý và đảm bảo ATGT tại các đường ngang. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những địa phương chưa rốt ráo thực hiện. “Nam Định là địa phương dẫn đầu trong đảm bảo ATGT đường ngang. Tỉnh đã có hẳn kế hoạch dài hơi, cụ thể để xóa các đường ngang trái phép và chống tái lấn chiếm, rất đáng để nhân rộng”, ông Khôi nói.

Những ngày qua, liên tục xảy ra nhiều vụ TNGT đường sắt tại các đường ngang do xe tải gây ra. Nghiêm trọng nhất phải kể đến vụ tai nạn đường sắt chiều 17/5 trên đường ngang dân sinh không rào chắn ở ấp Thọ Trung, xã Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai. Đoàn tàu SE22 chạy hướng Nam - Bắc đã đâm vào ô tô tải khiến đầu máy bị móp méo, lái chính tàu hỏa bị gãy chân. Một lái phụ và tài xế ô tô bị thương.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Phương Đông, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Nam Định cho biết, riêng vấn đề xóa đường ngang, Ban ATGT và các bên liên quan đã lên kế hoạch từng tháng, từng quý để thực hiện. Mặc dù kinh phí của phía Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) chưa có, nhưng UBND tỉnh đã cấp 200 triệu đồng ngân sách để cắm biển báo “Chú ý tàu hỏa” và đóng hoàn toàn một số đường ngang có nguy cơ TNGT cao.

“Một số đơn vị trên địa bàn như Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long đã tự nguyện bỏ kinh phí tổ chức chốt gác và phòng vệ tại đường ngang Km 73+837 đã cho hiệu quả đảm bảo an toàn rõ rệt”, ông Đông dẫn chứng.

Ngay tại đường ngang Km 90+600 qua huyện Vụ Bản, nơi từng xảy ra vụ TNGT đường sắt thảm khốc hồi tháng 9 năm ngoái, các đường ngang qua đây đã được đóng hoàn toàn ngay sau vụ tai nạn. Hiện các doanh nghiệp đã được tạo điều kiện để làm đường gom và mở một lối đi an toàn đúng tiêu chuẩn và tự tổ chức cảnh giới đảm bảo ATGT.

Theo thống kê năm 2014, số người chết do TNGT đường sắt ở Nam Định giảm gần 20%, quý I/2015 đã kiềm chế được cả về số vụ và số người chết.

Hay như tại Yên Bái, ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết, ngay khi có quy chế, tính đến cuối năm ngoái, tỉnh đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Công ty QLĐS Yên Lào, Ban ATGT rà soát 27 vị trí đường ngang, trong đó có 25 đường ngang có gác, 2 đường ngang phòng vệ, bổ sung đầy đủ hệ thống biển báo và vạch dừng trên các tuyến quốc lộ và đường tỉnh. Điều này khiến TNGT đường sắt trên địa bàn hạ nhiệt.

Nhiều địa phương kêu khó

Trong khi tỉnh Nam Định rất quyết liệt xóa đường ngang, thì tại Nghệ An lại có vẻ rất thờ ơ, mặc dù TNGT đường sắt tại tỉnh này có chiều hướng gia tăng. Đến nay, địa phương vẫn chưa có kế hoạch cụ thể đóng các đường ngang trái phép. Trong khi đó, tình trạng đường ngang dân sinh trái phép và tình hình TNGT qua địa bàn đang “nóng” từng ngày.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Võ Minh Đức, Chánh Văn phòng Ban ATGT Nghệ An thừa nhận, TNGT đường sắt ở Nghệ An có chiều hướng gia tăng hơn các năm trước. Lỗi chủ yếu do đi qua đường ngang không chú ý quan sát.

“Nói thật là TNGT đường sắt rất phức tạp. Chúng tôi đã có đề nghị cảnh giới tại những điểm đường ngang có nguy cơ cao nhưng rất khó do không có kinh phí”, ông Đức nói.

Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, Nghệ An chưa làm tốt việc đảm bảo ATGT đường sắt, nhất là đảm bảo ATGT đường ngang. Cục đã cử đoàn công tác xuống làm việc với địa phương để sớm lập lại trật tự ATGT đường sắt.

“Để xóa được đường ngang, cần có phương án làm đường gom và hàng rào cách ly đường bộ với đường sắt. Đối với các đường ngang chưa đóng ngay được, cần bố trí người cảnh giới và cải tạo lại để mặt đường ngang êm thuận tạo điều kiện cho các phương tiện thoát qua đường ngang dễ dàng. Ngoài Nghệ An còn có những địa phương khác như Thanh Hóa... cũng rất lơ là trong công tác này. Tới đây, nếu địa phương nào không quyết liệt trong đảm bảo ATGT đường sắt, Cục sẽ kiến nghị những giải pháp xử lý, gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương và cả đơn vị quản lý đường sắt. Xóa được đường ngang nào, xây dựng được đoạn đường gom nào sẽ bàn giao luôn cho địa phương có trách nhiệm bảo vệ, bảo trì để chống tái lấn chiếm”, ông Khôi cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.