• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Quần chúng xuống đường kéo giảm TNGT tại Vĩnh Phúc

18/03/2016, 06:51

Sau ba năm thực hiện đề án huy động lực lượng quần chúng tham gia đảm bảo TTATGT đạt hiệu quả...

5
Ông Hoàng Văn Dũng tham gia đảm bảo TTATGT tại ngã tư Chu Văn An - Mê Linh, Vĩnh Phúc

“Hạ nhiệt” các điểm “nóng”

Chiều 20/2, tại ngã tư Chu Văn An - Mê Linh (TP Vĩnh Yên) rẽ vào UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Hoàng Văn Dũng, một quần chúng tham gia đảm bảo TTATGT vẫn túc trực trong bộ đồng phục màu xi măng, tay cầm gậy và còi hướng dẫn giao thông. Ông Dũng cho biết, ở nút giao này có 4 quần chúng tham gia đảm bảo TTATGT, chia làm các ca trực trong ngày.

“Tôi được trả 1,8 triệu đồng/tháng để túc trực hướng dẫn, nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành đúng Luật GTĐB. Nếu có va chạm và TNGT, thì giúp cơ quan chức năng phân luồng, bảo vệ hiện trường, đưa người bị nạn đi cấp cứu”, ông Dũng cho biết.

Ba năm qua, 223 lực lượng quần chúng tham gia đảm bảo TTATGT ở Vĩnh Phúc đã nhắc nhở 48.655 trường hợp phương tiện dừng, đỗ không đúng quy định, họp chợ, bày bán hàng hóa lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và các vi phạm hành lang ATGT; đã bảo vệ hiện trường 37 vụ TNGT và  tham gia cấp cứu 28 người bị thương trong các vụ TNGT”.

Theo ông Dũng, ông làm công việc này có ký hợp đồng với chính quyền địa phương sau khi được xác nhận đủ điều kiện lý lịch, sức khỏe, nhận thức... “Công việc này khá vất vả vì phải trực ngoài trời, nhất là thời gian đầu có những người tham gia giao thông sai luật bị nhắc nhở đã phản kháng cho rằng, chúng tôi “có quyền gì mà điều tiết, nhắc nhở giao thông”. Nhưng gần đây, quen thuộc với hình ảnh của chúng tôi, nhất là thấy những nút giao dần an toàn, nền nếp hơn, người dân cũng tự giác chấp hành theo hướng dẫn, nhắc nhở của các “quần chúng ATGT” này”, ông Dũng cho biết.Bác Tân, một “quần chúng ATGT” ở ngã tư thị trấn Lập Thạch (huyện Lập Thạch) cho hay, từ khi có lực lượng quần chúng thường xuyên chốt trực ở đây, vi phạm vượt đèn đỏ, dừng đỗ không đúng quy định, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gần như không còn. “Trước đây, chúng tôi vẫn tham gia đảm bảo TTATGT ở nút giao này nhưng không thường xuyên, liên tục. Từ khi tỉnh có hỗ trợ lương cho đội ngũ quần chúng đảm bảo giao thông, anh em làm việc chuyên nghiệp, hàng ngày, tích cực hơn”, bác Tân chia sẻ.

Nhân rộng mô hình

Ông Hoàng Văn Hoan, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ba năm trước, TTATGT trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 57 về một số giải pháp đảm bảo TTATGT giai đoạn 2012-2015. Sau đó, Ban ATGT, Công an tỉnh đã phối hợp khảo sát thực tế, xác định 55 điểm phức tạp về TTATGT, trật tự công cộng, trong đó có 48 điểm trên tuyến đường bộ và 7 điểm đường ngang dân sinh giao nhau với đường sắt phức tạp, thường xảy ra TNGT. Trên cơ sở đó, đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án huy động lực lượng quần chúng tham gia đảm bảo TTATGT, TTCC tại các điểm đã khảo sát.

Thực hiện Đề án, Vĩnh Phúc đã tuyển chọn 223 quần chúng đảm bảo các điều kiện về lý lịch, sức khỏe và có tinh thần thái độ nhiệt tình túc trực tại 55 điểm thường xảy ra TNGT trên địa bàn toàn tỉnh để đảm bảo TTATGT, trật tự công cộng. Sau khi tổ chức tập huấn, 223 “quần chúng ATGT” chính thức xuống đường từ ngày 1/6/2013.

“Từ đó, hành lang giao thông tại các khu vực được bố trí lực lượng “quần chúng ATGT” đã cơ bản đảm bảo, không còn phương tiện dừng đỗ tùy tiện, không bị lấn chiếm. Các vi phạm vượt đèn đỏ, dừng đỗ sai quy định, đi ngược chiều gần như không còn. Lực lượng quần chúng đã giúp công an bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn, va chạm giao thông, cấp cứu nạn nhân TNGT… Hiệu quả rõ nhất là 3 năm thực hiện Nghị quyết 57 và Đề án này, toàn tỉnh chỉ xảy ra 137 vụ TNGT, làm chết 112 người, bị thương 78 người, giảm 78 vụ, giảm 58 người chết, giảm 77 người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Dịp Tết vừa qua, Vĩnh Phúc không xảy ra vụ TNGT nào”, ông Hoan cho hay.

Được biết, Vĩnh Phúc đã tiếp tục đề xuất duy trì, nhân rộng mô hình quần chúng tham gia đảm bảo TTATGT cho giai đoạn 2016 - 2020.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.