Văn hóa giao thông

Trời mưa, ùn tắc và văn hóa “nhường đường”

12/01/2017, 10:46
image

Có một thực tế là cứ trời mưa thì kiểu gì đường cũng tắc.

9

Đường Nguyễn Trãi hướng lên cầu vượt Ngã Tư Sở ùn tắc kéo dài sáng 11/1 - Ảnh: TT

Có một thực tế là cứ trời mưa thì kiểu gì đường cũng tắc. Tất nhiên, ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, đường có thể tắc bất kể lúc nào, không cần chờ đến giờ cao điểm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, khi trời nắng, đường tắc 1 thì trời mưa phải tắc gấp 3, gấp 4. Ách tắc mọi ngả đường, phương tiện nhích từng tí một, cảm giác như càng vội, càng tắc.

Tìm câu trả lời cho tình trạng này không khó. Đơn giản là trời mưa ai cũng vội, càng vội càng không chịu nhường đường, cứ phải luồn lách, chen ngang cho bằng được. Rồi là vì trời mưa, thay vì xe máy, nhiều người chọn cách sử dụng ô tô để lưu thông. Đường sá vì thế bị chiếm chỗ nhiều hơn.

“Chỉ cần vài điểm không có đèn giao thông là dễ xảy ra ùn tắc, nhất là tại các điểm có bùng binh lớn. Khô ráo thì còn nhường đường cho nhau chứ mưa thì chả ai muốn chống chân xuống đường, nhất là khi có vài vũng nước. Ai cũng cố phóng xe, cố chen cho bằng được nên tắc đường là phải thôi, chả ai chịu hiểu câu “muốn nhanh thì phải từ từ” rất đúng trong trường hợp này đâu”, một thành viên trên diễn đàn Otofun lý giải. Cũng theo bạn này thì đường tắc vì trời mưa, ai cũng ngại đi xe máy. Bao nhiêu xe ô tô được huy động hết. Đến taxi muốn gọi trời mưa cũng khó nên tắc càng thêm tắc.

Xem thêm video:

Đúng là những lúc trời mưa, đường ướt mới thấy “văn hoá nhường đường” ở ta thật xa xỉ. Hẳn những người hàng ngày phải đối mặt với giao thông không còn cảm thấy xa lạ cảnh làn đường dành cho ô tô đang ùn liền có xe đột ngột rẽ sang làn xe máy để có thể nhích thêm vài mét. Hay, cảnh phương tiện lạng lách đủ kiểu ở bất kỳ khe hở nào miễn là có thể đi được, bất chấp nguy cơ tai nạn bản thân và người khác. Câu chuyện hai con dê qua cầu có lẽ mãi vẫn là bài học vỡ lòng cho chúng ta về cách ứng xử trên đường.