Văn hóa giao thông

Ám ảnh còi “điên”

25/08/2016, 13:23
image

Chiếc xe khách giường nằm chạy từ tỉnh miền núi về bến nổi những hồi còi loạn xạ.

còi điên

Ám ảnh còi “điên”

Buổi chiều đường sá đông đúc, ô tô, xe máy hối hả theo nhau trên đường Vành đai 3, Hà Nội. Trước các cột đèn tín hiệu giao thông, xe cộ nhanh chóng bị dồn ứ, nhiều người đi xe máy len lỏi giữa các dòng ô tô để tìm cách vượt lên trước. Tại cột đèn ngay trước Bến xe Mỹ Đình, hai cô gái chở nhau trên xe máy tay ga dường như không quen đường, đúng lúc gặp đèn đỏ liền dừng xe lấn một chút sang làn đường dành cho xe (liên tục) được rẽ phải. Chưa đầy 10 giây sau, cả hai giật bắn bởi tràng âm thanh khủng khiếp phát ra ngay sau lưng. Chiếc xe khách giường nằm chạy từ tỉnh miền núi về bến nổi những hồi còi loạn xạ. Đến gần chỗ rẽ bị vướng nên tài xế như nhấn còi càng hăng hơn…

>>>Xem thêm video:

Chợt biết dừng xe sai chỗ, nhưng vì bánh xe vướng đuôi xe phía trước nên hai cô gái bối rối, không thoát được khỏi vị trí đang đứng. Lập tức, lại thêm tràng âm thanh từ chiếc còi hơi ôtô phát ra, như chất chứa sự tức tối của lái xe. Hàng chục người đi xe máy không chịu nổi, hướng mắt nhìn vào tài xế xe khách.

Khoảng 20 giây, đèn tín hiệu chuyển màu xanh, dòng xe tiếp tục di chuyển về phía trước. Nhưng tiếng còi xe đinh tai, nhức óc của những chiếc xe khác vẫn không tiếp tục vang lên phía sau. Không ít người tham gia giao thông phải lấy tay bịt tai để giảm âm lượng của những tiếng còi xe tác động vào đầu óc, ảnh hưởng đến thần kinh khi lái xe.

Đáng buồn là những tiếng còi xe khủng khiếp đó rất phổ biến trên đường phố, nhiều nhất đến từ những chiếc xe khách, xe tải, xe container đường dài. Không ít lái xe còn “độ” thêm còi hơi ngoại cỡ để “khủng bố” xe khác với mục đích giành đường, phóng nhanh.

Trên thực tế, âm thanh từ những chiếc “còi điên” nói trên là dạng ô nhiễm âm thanh, không chỉ gây tác hại vô hình (tổn hại thính giác, tâm lý lo lắng) cho người đi đường từng là nguyên nhân gây ra một số vụ tai nạn đau lòng. Quy định pháp luật xử lý xe sử dụng còi âm lượng “khủng” đã có, nhưng nếu không có sự quan tâm tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho lái xe và kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng thì những tiếng “còi điên” vẫn ám ảnh mọi nơi.