• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Phương tiện thủy “nhiều không” vô tư hoạt động ở Thanh Hóa

10/11/2020, 06:22

Hàng trăm phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không có đăng kiểm, đăng ký vẫn vô tư hoạt động.

Nhiều phương tiện thủy nội địa hoạt động trên sông Mã, sông Chu và sông Tào không có đăng kiểm, đăng ký

Nhiều tàu thuyền không đăng kiểm, đăng ký

Ghi nhận thực tế cho thấy, dọc các tuyến sông Mã, sông Chu, sông Tào qua địa phận TP Thanh Hóa và các huyện Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Cẩm Thủy… hàng trăm tàu, thuyền chở cát, sỏi hoạt động cả ngày lẫn đêm. Trong đó, không ít những phương tiện hoạt động “chui” vì chưa có đăng kiểm, đăng ký.

Chỉ vào chiếc tàu của gia đình, anh Tr.V.Đ (SN 1990, ngụ xã Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa), chủ một tàu đang hút cát cho biết: “Tàu này tôi mua lại cách đây mấy năm với giá khoảng 600 triệu đồng. Cuộc sống khó khăn nên cả nhà kéo nhau ra tàu ở và đi chở cát về đổ cho các chủ mỏ. Mỗi ngày chỉ chở được 1 chuyến. Chúng tôi cũng muốn làm đăng ký nhưng chưa có thời gian lên bờ. Dịp cuối năm, nhu cầu vật liệu tăng cao nên tranh thủ chở”.

Còn anh L.V.N (SN 1986, ở xã Thiệu Khánh) cho hay: “Tôi mua sắt rồi ra Nam Định thuê đóng chiếc tàu cũng đã được 4 năm rồi, giá trị lúc đó khoảng gần 1 tỷ đồng nhưng không có hồ sơ nên không làm đăng ký, đăng kiểm được. Nếu hỏi giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, bằng lái, trên tuyến sông này rất ít người có. Tàu thuyền thì cứ mua đi, bán lại rồi đem về sử dụng thôi. Bên ngành giao thông có thông báo và tạo điều kiện để đăng ký, đăng kiểm cho người dân theo khung chính sách riêng nhưng thú thực công việc hàng ngày nhiều và không có thời gian đi lên tỉnh để làm”.

Được biết, mấy năm trở lại đây, tỉnh Thanh Hóa được các cơ quan chức năng “đặc cách” cho cơ chế chính sách, định hình mẫu riêng tạo điều kiện cho người dân làm các thủ tục đăng kiểm, đăng ký phương tiện thủy nội địa nhưng vẫn còn nhiều trường hợp không hợp tác.

Cụ thể, trong tổng số 1.690 phương tiện thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn, có 1.490 phương tiện đăng kiểm, còn lại 200 phương tiện chưa làm thủ tục; 1.384 phương tiện đã đăng ký, còn lại 306 phương tiện chưa làm thủ tục này.

“Khó” xử lý (?)

Hàng năm, TTGT tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các phương tiện thủy nội địa

Ông Vũ Minh Thuận, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết, qua thống kê, rà soát, trong tổng số 1.690 phương tiện thủy nội địa hoạt động, có những phương tiện đã đăng kiểm nhưng lại không đăng ký hoặc không có đăng kiểm.

Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, Phòng cũng đã gửi nhiều văn bản lên để tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa có chỉ đạo cụ thể tới các địa phương, lực lượng TTKS xử lý vi phạm. “Cơ chế chính sách có nhưng không ít người dân không đến làm các thủ tục cần thiết để được đăng kiểm, đăng ký theo quy định”, ông Thuận nói.

“Thực tế cho thấy, phần lớn người dân hành nghề trên sông nước điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp nên hiểu biết và chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT đường thủy còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, đa phần là hộ cá thể kinh doanh manh mún, khai thác và chở cát, sỏi thuê nay đây mai đó nên gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý”, ông Thuận cho biết thêm.

Trung tá Trịnh Xuân Tùng, Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng CSGT đã xử lý 150 trường hợp vi phạm ATGT đường thủy, nộp kho bạc hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, có 40 trường hợp không có đăng ký; 20 trường hợp không có đăng kiểm và 90 trường hợp không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, thuyền trưởng, máy trưởng.

“Khó khăn nhất hiện nay trong việc xử lý là không có bến bãi tạm giữ phương tiện. Bên cạnh đó, do hàng ngày phải mưu sinh nên việc bố trí các lớp học, cấp chứng chỉ chuyên môn… cũng gặp trở ngại”, Trung tá Trịnh Xuân Tùng cho hay.

Theo ông Trịnh Ngọc Minh, Chánh Thanh tra Sở GTVT Thanh Hóa, hàng năm, TTGT xây dựng kế hoạch TTKS trên dọc các tuyến sông, xử lý các trường hợp không đăng kiểm, đăng ký phương tiện, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn… Trong quá trình đó sẽ tuyên truyền, vận động người dân sớm hoàn thiện các thủ tục để làm đăng kiểm, đăng ký theo đúng quy định.

Ngày 15/6/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có văn bản yêu cầu Văn phòng Ban ATGT, Công an tỉnh, Sở GTVT, UBND các huyện, thị xã và thành phố ngoài việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tới người dân, doanh nghiêp, phải tăng cường công tác đảm bảo TTATGT phòng ngừa TNGT đường thủy nội địa đối với các phương tiện thủy thô sơ tại các bến hành khách, bến khách ngang sông; Kiên quyết đình chỉ phương tiện không đảm bảo các điều kiện khi tham gia giao thông, vận chuyển khách.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.