• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Phương tiện thủy thiếu còi, đèn tín hiệu bị phạt đến 7 triệu đồng

Giao thông 24h

Phương tiện thủy thiếu còi, đèn tín hiệu bị phạt đến 7 triệu đồng

13/04/2021, 14:43

Hiện mức phạt cao nhất đối với phương tiện thủy vi phạm về bố trí tín hiệu là 700 nghìn đồng, song sắp tới có thể tăng lên vài triệu đồng.

Các phương tiện thủy phải bố trí đủ và tuân thủ quy tắc vận hành tín hiệu để đảm bảo ATGT

Theo đại diện Cục Đường thủy nội địa VN, nguy cơ đâm va, xung đột giao thông và TNGT đường thủy chủ yếu do người điều khiển phương tiện không tuân thủ các quy tắc về tín hiệu khi tham gia giao thông, neo đậu.

Vì vậy, trong dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (thay thế Nghị định 132/2015) đang được Bộ GTVT lấy ý kiến, phương tiện thủy vi phạm quy định về tín hiệu (âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu) sẽ xử phạt tăng cao hơn so với hiện nay.

Theo dự thảo, phương tiện bị coi là vi phạm nếu: bố trí không đủ hoặc không đúng với mỗi tín hiệu, hoặc mỗi tín hiệu trên phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc mỗi tín hiệu trên phương tiện không hoạt động theo quy định.

Trường hợp phương tiện vi phạm có trọng tải toàn phần dưới 15 tấn (hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện công suất máy dưới 15CV) sẽ bị phạt ở mức 500 nghìn - 1 triệu đồng.

Mức phạt tăng lên 1-2 triệu đồng đối với phương tiện chở khách, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện chở hàng có trọng tải trên 15 tấn đến 500 tấn, đoàn lai có trọng tải đến 800 tấn; phương tiện lắp máy trọng có công suất trong 100-250CV (hoặc lắp máy ngoài có công suất đến 1.000CV).

Mức phạt 2-3 triệu đồng đối với phương tiện, nhà hàng nổi có sức chở trên 50-100 khách, phương tiện chở hàng trên 500-1.000 tấn, đoàn lai có trọng tải trên 800 tấn đến 1.500 tấn; phương tiện có công suất máy trong trên 250 -1.000CV (hoặc lắp máy ngoài trên 1.000-3.000CV).

Cao nhất là mức phạt 5-7 triệu đồng đối với phương tiện có sức chở, công suất máy lớn hơn loại trên.

Đáng chú ý, các mức tiền xử phạt nói trên tăng cao hơn nhiều so với hiện nay. Bởi mức phạt tối thiểu hiện đang áp dụng đối với vi phạm trên là 50 nghìn, còn tối đa là 700 nghìn đồng.

Theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, phương tiện thủy: Tín hiệu của phương tiện thủy dùng để thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện, bao gồm: Âm hiệu (tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác); Đèn hiệu (tín hiệu ánh sáng được sử dụng từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc hoặc trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế); Dấu hiệu (những vật thể có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do luật quy định); Cờ hiệu (loại cờ có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do luật quy định).

Luật cũng quy định tín hiệu cụ thể đối với từng loại phương tiện khi đang hành trình, neo đậu hoặc trong các tình huống như mất chủ động, mắc cạn, yêu cầu cảnh sát, lực lượng thanh tra đường thủy hỗ trợ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.