• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Phụ nữ Thái búi lại tằng cẩu để... đội MBH

20/01/2016, 13:03

Chị em phụ nữ Thái có thể tằng cẩu bằng búi tóc ngắn, kích thước nhỏ, búi thấp để vẫn đội được MBH.

15
Thượng tá Vang trực tiếp hướng dẫn pháp luật TTATGT cho bà con bản Ten 

Theo phong tục, phụ nữ dân tộc Thái khi có chồng phải búi tóc trên đỉnh đầu (tằng cẩu). Nhưng để tuân thủ đúng pháp luật TTATGT, để đảm bảo an toàn cho bản thân, nhiều phụ nữ dân tộc Thái đã và đang bỏ tằng cẩu mỗi khi đội MBH ngồi trên xe máy.

Để ATGT “hòa hợp” phong tục

Một ngày cuối năm 2015, chúng tôi có mặt tại bản Ten (xã Thanh Chương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cùng đoàn công tác của Ban ATGT và Phòng CSGT Công an tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT cho bà con. Bà con ai nấy đều hồ hởi, vui mừng nghe tuyên truyền viên ATGT hướng dẫn các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, nhưng đến đoạn phải đội MBH khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy thì nhiều bà con băn khoăn, thắc mắc.

Trưởng bản Ten, ông Lò Văn Ún phát biểu, theo phong tục, phụ nữ dân tộc Thái khi lấy chồng phải búi tóc lên trên đỉnh đầu (tiếng Thái gọi là tằng cẩu). Đây là dấu hiệu để phân biệt giữa phụ nữ có chồng và chưa chồng. Tằng cẩu không chỉ thể hiện sự thủy chung của người phụ nữ, mà còn là cách tôn trọng chồng và gia đình nhà chồng. Người phụ nữ chỉ bỏ tằng cẩu khi chồng chết.

"Trong những năm qua, Điện Biên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con hiểu được sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đội MBH, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc Thái với phong tục tằng cẩu. Họ đã đồng thuận tạm bỏ hoặc búi tóc ngắn khi đội MBH khi tham gia giao thông. Việc xin phép và thống nhất với già làng, trưởng bản trong việc “linh động” tằng cẩu khi đội MBH đã giúp cho bà con vừa giữ được “lệ làng” vừa tuân thủ đúng pháp luật”.

Thượng tá Trần Văn Vang
Phó trưởng Phòng CSGT
Công an tỉnh Điện Biên

Chị Lò Thị Sung, dân tộc Thái nói: “Là phụ nữ dân tộc Thái, tằng cẩu càng to càng đẹp nên chị em tóc không dài, cũng kiếm cho mình mớ tóc giả, hoặc sợi gai để độn, búi cho nó thật to, nên khi đội MBH rất cồng kềnh, thậm chí là nguy hiểm chết người khi gặp nạn trên đường. Tôi đã thấy, búi tóc cao đã khiến nhiều chị em bị chấn thương nặng phần đầu khi gặp TNGT”.

Thượng tá Trần Văn Vang, Phó phòng CSGT Công an tỉnh Điện Biên giải thích, nếu không bỏ tằng cẩu thì phụ nữ Thái không thể đội được MBH hay đội đối phó, chiếc MBH chênh vênh không bảo vệ được phần đầu sẽ tăng thêm sự nguy hiểm khi tham gia giao thông và đó là hành vi vi phạm Luật GTĐB có thể bị CSGT xử phạt. “Để tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước, chị em phụ nữ Thái có thể tằng cẩu bằng búi tóc ngắn, kích thước nhỏ, búi thấp để vẫn đội được MBH. Như vậy, chị em vẫn giữ được phong tục và bảo đảm an toàn cho mình”, Thượng tá Vang nói.

Nghe tuyên truyền xong, chị Lò Thị Sung đồng thuận: “Tóc hạ thấp xuống bản không cấm mà còn đúng luật. Đội MBH là quy định chung của cả nước chứ không riêng gì người Thái chúng tôi nên chị em bản Ten sẽ thực hiện nghiêm”.

Trưởng bản Lò Văn Ún gật đầu: “Vậy là được, Luật GTĐB hòa hợp được với phong tục bản, bà con vừa an toàn vừa giữ được văn hóa truyền thống”.

Đưa ATGT về vùng sâu, vùng xa

Trong buổi tuyên truyền, các chiến sỹ CSGT Điện Biên còn phổ biến tới bà con hàng loạt nội dung tuyên truyền như: “Đã uống rượu, bia là không lái xe”, “Đi xe môtô phải đội MBH”; “Vì sao phải dùng gương và xi nhan?”, “Đến đoạn cua dốc phải giảm tốc độ, nháy đèn cảnh báo”...

Ông Vũ Văn Quang, Chánh Văn phòng Ban ATGT Điện Biên cho biết, do địa bàn có đông người dân tộc, sinh sống ở vùng sâu vùng xa, nhận thức về pháp luật TTATGT còn hạn chế, công tác tuyên truyền được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế TNGT. Do đó, các cơ quan chức năng, hội, đoàn thể trên địa bàn thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật TTATGT đến vùng sâu, vùng xa bằng nhiều hình thức sinh động, thiết thực.

“Mới đây, đoàn tuyên truyền do TTGT chủ trì, phối hợp cùng Phòng CSGT, UBND huyện Tuần Giáo tổ chức tuyên truyền pháp luật TTATGT đến gần 300 cán bộ, nhân dân thuộc 3 xã: Quài Nưa, Mùn Chung, Mường Mùn. Đoàn đã phát hơn 9.000 tờ rơi phổ biến nội dung, quy định trên, niêm yết pano mặt cắt ngang điển hình tuyến QL6 tại trụ sở UBND các xã trên. 100% số hộ dân được tuyên truyền sau đó đã tự nguyện ký cam kết không vi phạm pháp luật TTATGT”, ông Quang ví dụ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.