• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

"Phớt lờ" hầm tiền tỷ, liều mạng sang đường

30/10/2014, 07:33

Dù nhiều hầm đường bộ được đầu tư khang trang, an toàn, có bảo vệ túc trực nhưng người đi bộ vẫn nườm nượp băng qua đường, bất chấp nguy hiểm, gây ùn tắc giao thông.

Có hầm đi bộ nhưng nam thanh niên vẫn thản nhiên sang đường (Ảnh chụp tại hầm H3 cạnh bến xe Mỹ Đình)
Có hầm đi bộ nhưng nam thanh niên vẫn thản nhiên sang đường (Ảnh chụp tại hầm H3 cạnh bến xe Mỹ Đình)

Hầm đường bộ tiền tỷ bị bỏ quên

Trước đây viện lý do sợ cảnh hầm đường bộ nhếch nhác, bẩn thỉu, tối tăm, nhiều người đi bộ tìm mọi cách băng qua đường, bất chấp nguy hiểm rình rập. Tuy nhiên, thời gian qua, dù các hầm đường bộ đã được tu sửa khang trang, hiện đại, có bảo vệ túc trực, đảm bảo an toàn nhưng người dân vẫn “phớt lờ” băng qua đường, bất chấp những nguy cơ TNGT.

Khảo sát của PV Báo Giao thông tại hầm đi bộ H12 (trên ngã tư Khuất Duy Tiến, Hà Nội) cho thấy, đèn led chiếu sáng choang, trong hầm không gian sạch sẽ, 42 đèn cao áp thắp sáng, bảo vệ túc trực đảm bảo an toàn, nhưng người đi bộ trong hầm chỉ lèo tèo một, hai người. Giờ cao điểm đoạn đường phía trước hầm đường bộ H12 ùn tắc, các phương tiện rồng rắn xếp hàng.

Chị Nguyễn Thị Ngân, bảo vệ hầm đường bộ H12 cho biết: “Chúng tôi có ba ca trực/ngày, thay nhau dọn dẹp, canh gác tại hầm nhưng chẳng hiểu sao, người đi bộ vẫn thản nhiên qua đường mà không xuống hầm đi cho an toàn”.

"Người đi bộ bất chấp nguy cơ TNGT rình rập vẫn băng qua đường ở những nơi có hầm đường bộ là một thực tế đáng buồn. Tuy nhiên, đến nay trong các quy định về xử phạt vẫn không cụ thể hóa điều này. Vì thế, nhiều khi anh em đi TTKS chỉ có thể nhắc nhở, hướng dẫn người đi bộ đi xuống hầm cho an toàn mà không thể xử phạt”.

Trung tá Nguyễn Văn Tài Đội trưởng Đội tuyên truyền, điều tra và giải quyết TNGT (Phòng CSGT Công an Hà Nội)

Nhân viên bảo vệ hầm H9 trên đường Khuất Duy Tiến cũng cho biết: “Hầm đi bộ này đưa vào sử dụng ba năm nhưng rất ít người đi. Nhiều lúc quét dọn phía trên, tôi thấy sốt ruột vì người dân chờ dài cổ mà vẫn không sang được đường trong khi hầm ngay đây không xuống đi”.

Trước cổng Bến xe Mỹ Đình, các dòng xe khách, xe buýt nối đuôi nhau nhưng người đi bộ vẫn không xuống hầm mà tìm đủ cách băng qua đường. Tương tự tại khu vực Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân), một trong những hầm đường bộ hiện đại nhất Hà Nội, với thiết kế tách riêng làn đường dành cho xe đạp, người đi bộ, hệ thống đèn chiếu sáng tốt nhưng vẫn ít người qua lại.

Tại TP HCM, nhiều công trình hầm chui, cầu vượt cho người đi bộ được xây dựng hàng tỷ đồng cũng không được người dân sử dụng. Tại hầm đường bộ trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, lượng người tham gia giao thông qua hầm quá ít. Để đi nhanh hơn, nhiều người vẫn tùy tiện băng qua đường.

Tại khu vực hầm đi bộ (xuyên qua QL1) trước cổng KCX Linh Trung 1 (phường Linh Trung, quận Thủ Đức), phía trên không hề có biển báo nên không thể phát hiện được đâu là vị trí của hầm đi bộ. Thêm vào đó, nhiều người dân còn chiếm dụng làm nơi bán hàng, bịt hết lối đi dành cho người đi bộ. Trong khi cách đó vài trăm mét, vào giờ tan tầm là hàng nghìn công nhân băng qua QL1, gây ra cảnh hỗn loạn, ùn ứ và nguy cơ tiềm ẩn TNGT.

Đề xuất xử phạt người đi bộ vi phạm

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP HCM, tình trạng người đi bộ chưa “mặn mà” với hầm đi bộ và cầu vượt xuất phát từ ý thức chấp hành Luật GTĐB còn kém. Từ thực tế trên, ông Tường cho rằng, để phát huy hiệu quả của các công trình này, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành, các cơ quan chức năng cần bố trí thêm biển chỉ dẫn, xử phạt người đi bộ vi phạm.

Ông Nguyễn Bá Quang, Phó Giám đốc Xí nghiệp quản lý cầu - hầm (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: “Nhiều lần trực tiếp đi kiểm tra, đến hầm H15 gần trường Đại học Thăng Long, chứng kiến tình trạng sinh viên tự do băng sang đường mà thấy bực mình. Bản thân tôi nhiều lần nhắc nhở người tham gia giao thông lưu thông đúng quy định, nhưng họ cũng chẳng chịu nghe”.

Ông Quang cho biết thêm: “Xí nghiệp quản lý cầu - hầm phải tăng ca trực lên ba ca so với hai ca như trước đây. Nếu để hầm bẩn, nhân viên sẽ bị phạt. Trước đây có tình trạng bảo vệ bỏ ra quán nước ngồi, nhưng nay nếu Xí nghiệp kiểm tra không thấy bảo vệ túc trực trong hầm sẽ phạt nặng”.

Lê Tươi - Mai Huyên - Vĩnh Phú

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.