• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Tìm nguyên nhân gốc để kéo giảm TNGT

22/12/2016, 10:25
image

Các kết luận khoa học cần chỉ ra được bản chất, nguyên nhân gốc của tai nạn giao thông (TNGT).

IMG_2759

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Quang Nghĩa, lãnh đạo nhiều Bộ, ngành chức năng, các nhà khoa học trong và ngoài nước

Phát biểu tại Hội nghị ATGT năm 2016 do Ủy ban ATGT Quốc gia khai mạc vào sáng nay (22/12), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình cho biết trên thế giới, mỗi năm, TNGT cướp đi sinh mạng của gần 1,25 triệu người và làm cho hơn 50 triệu người khác lâm vào cảnh thương tật vĩnh viễn suốt đời. Cùng đó hàng năm, nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại khoảng 2,5% tổng giá trị GDP, tương đương khoảng trên 1.500 tỷ USD do TNGT.

Tại Việt Nam, những năm qua, TNGT liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2015, số người chết do TNGT đã giảm trên 12.500 người so với giai đoạn 2006-2010; năm 2016 TNGT vẫn tiếp tục được kéo giảm cả 3 tiêu chí. "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban ATGT Quốc gia ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học về ATGT đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước góp phần vào kết quả trên", Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, trật tự ATGT ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, TNGT vẫn ở mức cao, mỗi ngày, trung bình còn 24 người chết và gần 60 người bị thương tật vĩnh viễn suốt đời do TNGT. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng văn hoá giao thông để khắc phục, kiềm chế và đẩy lùi TNGT, ùn tắc giao thông. Trong đó, nhiệm vụ tìm ra được những giải pháp khoa học, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội ở Việt Nam được đặt trên vai các nhà khoa học, các chuyên gia.

"Kinh nghiệm từ các nước phát triển, sự đồng hành giữa các nhà khoa học cùng chính phủ và các doanh nghiệp luôn là mô hình được vận hành hiệu quả trong việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tiễn các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ ATGT", Phó Thủ tướng nói và cho biết, Hội nghị ATGT Việt Nam lần này có 8 phiên Hội nghị chuyên đề bao trùm 5 trụ cột về ATGT cho tất cả các phương thức GTVT gồm: Quản lý nhà nước, cơ sở hạ tầng, phương tiện, người tham gia giao thông, ứng phó sau tai nạn. Các đại biểu, nhà khoa học cần có những trao đổi, thảo luận để có thể đưa đến những kết luận khoa học, khách quan chỉ ra được bản chất, nguyên nhân gốc của TNGT, ùn tắc giao thông cũng như đưa ra những đề xuất để giải quyết một cách triệt để, hiệu quả.

Trong đó, Phó Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận đề xuất các công trình nghiên cứu cơ bản hỗ trợ cho việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện Luật GTĐB và các quy định pháp luật về bảo đảm ATGT; Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020; trong đó trọng tâm là việc hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu về trật tự ATGT, cơ chế phối hợp và chia sẻ giữa các đơn vị có liên quan, mô hình quản lý vận hành hệ dữ liệu quốc gia về ATGT; Nghiên cứu các giải pháp toàn diện nâng cao an toàn giao thông cho người nhóm người dễ bị tổn thương (đi xe đạp, xe máy, đi bộ), và nhóm người bị yếu thế trong xã hội (người già, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em); Nghiên cứu nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm ATGT, đặc biệt là hoạt động kiểm soát tải trọng xe, nâng cao an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông.

Dự kiến, Hội nghị ATGT năm 2016 diễn ra trong cả ngày 22/12 với 8 chủ đề chính: Quản lý an toàn giao thông đường bộ; Hạ tầng và tổ chức giao thông đường bộ; Phương tiện giao thông đường bộ; Người tham gia giao thông; Ứng phó sau tai nạn giao thông; An toàn giao thông đường sắt; An toàn giao thông đường thủy nội địa; Phiên Quốc tế với nội dung “Nghiên cứu các vấn đề về bảo hiểm trong giao thông vận tải VN: những bất cập và giải pháp”. Hội nghị có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.