• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Phải xử lý triệt để điểm đen TNGT

29/06/2016, 05:51

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các địa phương chủ động, quyết liệt kéo giảm TNGT.

1

Quảng Ninh hiện có 553 tàu vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long (Trong ảnh: CSGT Đường thủy Quảng Ninh kiểm tra một tàu khách du lịch trên vịnh Hạ Long) - Ảnh: Tạ Tôn

Tại Hội nghị trực tuyến chiều 28/6 về công tác đảm bảo ATGT 6 tháng đầu năm, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình yêu cầu các địa phương chủ động, quyết liệt kéo giảm TNGT.

Còn nhiều điểm đen TNGT

Theo Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, dù 6 tháng qua TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu về giảm tỷ lệ thương vong. Số người chết do TNGT trong hai tháng 5 và 6 đều tăng so với cùng kỳ.

“Đáng chú ý một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng gia tăng. Điển hình là 2 vụ tai nạn xe khách tại Bình Thuận và Lâm Đồng làm 20 người chết và hàng chục người bị thương. Bên cạnh đó, tình trạng chở quá tải trọng phương tiện trên đường bộ chưa xử lý dứt điểm”, ông Hùng nói và cho biết, nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn thảm khốc chủ yếu do phương tiện chạy với tốc độ cao, người lái không làm chủ tốc độ, không xử lý được tình huống xuất hiện đột ngột trên đường. Bên cạnh đó còn nhiều điểm đen TNGT chưa được xử lý triệt để.

Hiện nay, trên hệ thống quốc lộ còn 850 điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Ước tính tổng kinh phí xử lý các điểm này cần khoảng 1.500 tỷ đồng.

Nguồn: Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Đồng tình quan điểm này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Anh Tuấn cho rằng, sở dĩ TNGT tại tỉnh này tăng một phần do các điểm đen TNGT tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT trên nhiều tuyến đường chưa được xử lý dứt điểm; Trong khi đó, lượng phương tiện ngày một tăng, cộng thêm ý thức của người tham gia giao thông kém. Một số nhà thầu dự án đang thi công chưa có các biện pháp đảm bảo ATGT theo quy định.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, thời gian qua TNGT trên địa bàn giảm một phần do thành phố tập trung xử lý được hơn 100 điểm đen TNGT. Hầu hết các điểm đen TNGT đều đưa vào diện xử lý cấp bách.

Để hạn chế các điểm đen TNGT và nguy cơ mất ATGT, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an kiến nghị cần khảo sát lắp đặt dải phân cách giữa, xây dựng gờ giảm tốc ở các khu vực trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại nơi có nhiều phương tiện, đặc biệt là từ các đường nhánh ra đường chính.

"Vận tải hành khách bằng đường bộ vẫn tồn tại tình trạng kinh doanh không có giấy phép, người điều khiển phương tiện không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn. Vẫn còn tình trạng “xã hội đen” bảo kê, chèn ép đối thủ cạnh tranh gây mất an toàn cho hành khách đi xe. Trong vận tải hàng hóa trước đây rộ lên tình trạng logo “xe vua”, Chính phủ chỉ đạo lực lượng chức năng xử lý nhưng đến nay vẫn thấy “im lặng”.

Ông Nguyễn Văn Thanh
Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam

“Theo thống kê từ các địa phương làm nhiều gờ giảm tốc, TNGT có thể giảm được từ 60 - 70%. Giải pháp này ít tốn kém, lại phòng ngừa được TNGT. Các điểm giao cắt có thể đặt biển STOP để buộc các phương tiện phải dừng lại quan sát trước khi ra đường chính và đường ưu tiên”, Thiếu tướng Tuấn nói.

Sau khi nghe ý kiến từ ngành chức năng và các địa phương, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ GTVT chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương lập dự án Tăng cường ATGT các tuyến quốc lộ trọng điểm giai đoạn 2016-2020, xác định về nguồn vốn và cơ chế thực hiện; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở GTVT đẩy mạnh công tác thẩm định ATGT để phát hiện và xử lý những bất cập của toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung thiết bị phân luồng, phân làn, biển báo, tín hiệu giao thông trên mạng lưới đường bộ.

Các địa phương phải chủ động phối hợp với Bộ GTVT xây dựng và lắp đặt dải phân cách tại những nơi chưa có dải phân cách cứng trên các tuyến quốc lộ; Các Sở GTVT lập đề án Tăng cường ATGT của kết cấu hạ tầng trên các tuyến đường bộ trọng điểm do tỉnh quản lý trong giai đoạn 2016-2020, xác định rõ lộ trình thực hiện, thứ tự ưu tiên và nguồn kinh phí thực hiện.

2

Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị

Tăng cường quản lý phương tiện thủy

Cũng tại Hội nghị lần này, vấn đề đảm bảo ATGT đường thủy được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Nhắc lại vụ TNGT đường thủy đặc biệt nghiêm trọng trên sông Hàn (Đà Nẵng) mới đây, khiến 3 người chết và 50 người bị thương, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, phương tiện thủy chở khách tại địa phương này mới phát triển bùng phát một vài năm gần đây. Phương tiện hoạt động chui, chưa được phép chở khách du lịch đã trốn tránh các cơ quan chức năng, chủ phương tiện cho chở quá số khách là những nguyên nhân gây ra vụ tai nạn đường thủy này.

Chủ tịch Thơ cho biết, đã kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan. Đà Nẵng cũng đã thực hiện ngay nhiều biện pháp để đảm bảo ATGT thủy, trong đó kiểm tra chặt chẽ việc xuất bến của phương tiện, kiểm tra lượng nhân viên và hành khách trên tàu thuyền. Thành phố cũng rà soát các phương tiện thủy, chỉ phương tiện nào đủ điều kiện mới được chở khách. Các phương tiện thủy không có chức năng chở khách đã bị cấm triệt để.

Nghệ An thí điểm xử phạt vi phạm giao thông qua camera

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đồng ý về nguyên tắc đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An đầu tư hệ thống camera giám sát giao thông theo hình thức xã hội hóa.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Công an để làm rõ việc lực lượng chức năng sử dụng thiết bị của nhà đầu tư để phát hiện và xử lý vi phạm hành chính hay nhà đầu tư sử dụng thiết bị của mình để kiểm tra, phát hiện và cung cấp dữ liệu cho lực lượng chức năng làm căn cứ xử lý vi phạm.

Đồng thời, thống nhất với Bộ Tài chính về việc cơ quan chức năng thuê thiết bị để phục vụ công tác chuyên môn theo thẩm quyền và quy định hiện hành.

L.C

“Vụ tai nạn đường thủy vừa qua rất đau xót, là bài học lớn trong quản lý phương tiện thủy cũng như cứu nạn đường thủy của không chỉ riêng Đà Nẵng mà với cả các địa phương khác”, ông Thơ nói.

Theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, riêng vịnh Hạ Long có 533 tàu vận chuyển khách du lịch chủ yếu của tư nhân đầu tư, trong đó có đến 81% là tàu vỏ gỗ. Trong những năm qua, mặc dù Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng trong đảm bảo an toàn cho khách du lịch nhưng vẫn xảy ra một số vụ cháy, đắm tàu. Cũng theo ông Long, tiêu chuẩn đối với phương tiện vận tải thủy hiện không phù hợp với tàu vận tải khách du lịch nên Quảng Ninh phải ban hành tiêu chuẩn tạm thời, trong đó chú trọng về tuổi cho phép đối với phương tiện vỏ sắt xuống còn 20 năm, vỏ gỗ còn 15 năm. Đồng thời, tỉnh cũng nâng cao hệ số an toàn, 100% tàu trang bị phòng cháy chữa cháy, lắp thiết bị GPS để theo dõi hành trình, kiểm soát số lượng khách xuống từng con tàu. Nếu vi phạm một trong các yếu tố này, sẽ không được cấp phép rời bến.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng nhận định vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng trên sông Hàn vừa qua là bài học không chỉ của Đà Nẵng, mà còn là bài học với nhiều tỉnh thành khác có du thuyền du lịch. Các địa phương như: Hạ Long, Huế, các tỉnh Tây Nam bộ, Hà Nội... cần rút kinh nghiệm, có ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo ATGT đường thủy. Qua kinh nghiệm của Đà Nẵng, Quảng Ninh, các địa phương cần tăng cường quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện, đào tạo cấp bằng lái các tài công...

Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở GTVT địa phương đẩy mạnh xử lý những bất cập về ATGT, rà soát, điều chỉnh, bổ sung thiết bị phân luồng, phân làn, biển báo, tín hiệu giao thông đường thuỷ nội địa. Đặc biệt là nơi có mật độ giao thông cao, luồng lạch khan cạn, nơi thi công các công trình có ảnh hưởng đến ATGT đường thủy nội địa.

Chấn chỉnh lực lượng thực thi công vụ

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, tai nạn còn cao là do có một bộ phận thực thi công vụ không giữ được trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức nên xảy ra tình trạng đăng kiểm, cấp giấy phép lái xe không đảm bảo quy định, còn tình trạng chạy chọt, tiêu cực. Bên cạnh đó, lực lượng xử lý vi phạm cũng có tiêu cực, dung túng, xin cho trong xử lý, gây bức xúc trong nhân dân. Đây là nguyên nhân đặt lên hàng đầu để chúng ta phải tăng cường các giải pháp đủ mạnh và phải xử lý quyết liệt để làm chuyển biến tình trạng này. Chúng ta cần tạo ra chuyển biến mới, các lực lượng chức năng phải đảm bảo trong sạch, vững mạnh, thực thi công vụ một cách liêm chính, tạo văn hóa ứng xử tốt trong xử lý vi phạm giao thông. Không để xảy ra tình trạng vừa vi phạm đã "alô" cho người quen hoặc "dấm dúi" đút lót.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.