• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chung tay xây dựng văn hóa giao thông

08/02/2016, 08:17

Chủ đề Năm ATGT 2016: “Xây dựng VHGT gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ”.

3
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác an toàn và thị sát cầu vượt bộ hành xuống đường ke ga tại ga Hà Nội đầu năm 2015 - Ảnh: Thiện Anh

Trả lời Báo Giao thông nhân dịp Xuân Bính Thân 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chủ đề Năm ATGT 2016 là: “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ”.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, TNGT tiếp tục giảm sâu

Thưa Phó Thủ tướng, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn cả nước trong năm 2015 tiếp tục giảm cả ba tiêu chí. Theo Phó Thủ tướng, đâu là lý do mang lại kết quả đó?

Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, sự đồng thuận của nhân dân và các cơ quan truyền thông báo chí, tình hình trật tự ATGT năm 2015 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, TNGT tiếp tục giảm cả ba tiêu chí. Toàn quốc xảy ra 22.400 vụ, làm chết khoảng 8.600 người, làm bị thương 20.500 người; So với năm 2014 giảm hơn 2.900 vụ (gần 12%), giảm 325 người chết (gần 4%), giảm hơn 3.800 người bị thương (gần 16%).

"Chúng ta cũng ghi nhận những nỗ lực của ngành GTVT trong việc đẩy mạnh thực hiện và vượt tiến độ nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; Giao thông nông thôn tiếp tục được cải tiến, hệ thống cầu treo dân sinh được mở rộng, giúp tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông, giảm được áp lực giao thông cho nhiều tuyến đường."

Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc

Để đạt được kết quả này, trước hết tôi khẳng định đây là những nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tuyên truyền, giáo dục các quy định về trật tự ATGT, nâng cao ý thức, xây dựng văn hoá giao thông cho người tham giao giao thông. Đồng thời, chúng ta cũng ghi nhận những nỗ lực của ngành GTVT trong việc đẩy mạnh thực hiện và vượt tiến độ nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; Giao thông nông thôn tiếp tục được cải tiến, hệ thống cầu treo dân sinh được mở rộng, giúp tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông, giảm được áp lực giao thông cho nhiều tuyến đường. Công tác bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông, khắc phục điểm đen tai nạn giao thôngTNGT cũng được chú trọng. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã ghi nhận năng lực và chất lượng kết cấu hạ tầng Việt Nam năm 2015 đã tăng 36 bậc so với năm 2010.

Chúng ta cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực về hiệu quả và hiệu lực của công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT, nhất là xử lý vi phạm về tải trọng để bảo vệ hạ tầng giao thông; ngăn ngừa, kiềm chế được tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng; Tăng cường tuyên truyền, xử lý vi phạm nồng độ cồn...

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, hai năm 2012 và 2013, bằng nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, số người chết vì TNGT đã giảm xuống dưới 10.000 người, đặc biệt hai năm 2014 và 2015 số người chết vì TNGT đã giảm xuống dưới 9.000 người. Tuy nhiên, trước những vấn đề thực tiễn về TNGT ở nước ta hiện nay, chúng ta vẫn phải suy nghĩ, trăn trở và tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa.

Trách nhiệm rõ ràng, công tác ATGT đi vào thực chất

Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về công tác chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT của các ngành chức năng ở các địa phương trong 5 năm qua, kể từ khi Chính phủ kiện toàn lại cơ cấu tổ chức của UBATGT Quốc gia và các Ban ATGT địa phương?

Từ tháng 10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã kiện toàn lại cơ cấu, tổ chức của Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT địa phương. Trong đó, chế độ làm việc của Ủy ban là đề cao trách nhiệm cá nhân các thành viên trước Chủ tịch Ủy ban. Ở địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đồng thời là Trưởng ban ATGT và các thành viên của Ban ATGT đề cao trách nhiệm trước Trưởng ban. Điều này giúp công tác chỉ đạo, điều hành, nhất là các bộ, ngành và địa phương ngày càng hiệu quả hơn, nhất là sự phối hợp liên ngành, trách nhiệm của người đứng đầu cũng được nâng lên. Ở không ít địa phương, đích thân Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT trực tiếp đi hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự ATGT, mang lại hiệu quả tốt hơn trong công tác triển khai, duy trì các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT.

Công tác phối hợp giữa các thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, giữa Ủy ban ATGT Quốc gia với Ban ATGT các địa phương, giữa các lực lượng làm công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, nhất là giữa lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác ATGT

Phó Thủ tướng từng thẳng thắn phát biểu tại cuộc họp về công tác ATGT rằng: Ở một số nơi vẫn còn tình trạng lơ là, thiếu trách nhiệm trong xử lý xe quá tải và xử lý vi phạm pháp luật ATGT. Theo Phó Thủ tướng, cần có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này?

Một trong những hạn chế trong công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2015 là vẫn còn một số địa bàn để xảy ra tình trạng phổ biến vi phạm pháp luật ATGT, nhất là vi phạm về chở quá tải, làm mất trật tự ATGT và gây bức xúc trong dư luận. Điều này có phần do lực lượng chức năng còn lơ là, thiếu trách nhiệm, thậm chí có biểu hiện bao che, bỏ qua vi phạm. Giải quyết vấn đề trên trước hết cần nâng ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Vì vậy, chủ đề Năm ATGT 2016 là “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ”, tiếp tục thực hiện mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”. Các ngành chức năng, địa phương quán triệt thực hiện các biện pháp để xây dựng văn hóa giao thông, ý thức trách nhiệm, kỷ cương từ ngay chính lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, tạo sự lan tỏa, hưởng ứng trong toàn xã hội. Tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ công tác bảo đảm TTATGT không chỉ là tỷ lệ kéo giảm 5-10% TNGT, mà còn là ý thức trách nhiệm, kỷ cương của ngành, đơn vị, lực lượng trong thực hiện công tác này.

Xin Phó Thủ tướng cho biết một số chỉ đạo định hướng trọng tâm khác của Năm ATGT 2016?

Bên cạnh thực hiện các mục tiêu cụ thể về tiếp tục kéo giảm TNGT và giảm ùn tắc giao thông đã được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, các ngành chức năng, địa phương cần quán triệt thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị 18 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT; khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý giao thông, khai thác vận tải, kiểm soát vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật ATGT. Trong đó, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ trọng tải phương tiện từ tất cả các khâu của vận tải, để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo sự công bằng trong vận tải và giữ gìn trật tự ATGT.

Lĩnh vực vận tải cần được tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng chất lượng dịch vụ và giảm chi phí; phát triển vận tải hành khách công cộng kết nối đô thị trung tâm của tỉnh với huyện, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn; nâng chất lượng công tác đảm bảo ATGT khu vực nông thôn.

Một nhiệm vụ quan trọng, vô cùng khó khăn là tiếp tục khắc phục, giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tăng cường cải thiện hạ tầng giao thông đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông; khuyến khích sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; đẩy mạnh tiến độ các dự án đường sắt đô thị.

Trong năm qua đã có sự tham gia rộng rãi của các thành phần xã hội, giới doanh nghiệp vào công tác ATGT. Đây là hướng đi tích cực, tạo hiệu ứng tốt trong toàn xã hội, vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác này, vận động nhiều thành phần xã hội chung tay xây dựng văn hóa giao thông để tạo nền tảng bền vững cho một xã hội giao thông văn minh, an toàn.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.