• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Phó Thủ tướng chỉ đạo siết chặt quản lý kinh doanh vận tải

14/05/2016, 11:01

Các đơn vị liên quan cần tăng cường giải pháp để quản lý chặt kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng xe.

2

Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, thời gian gần đây, tai nạn giao thông (TNGT) cũng như tình trạng vi phạm tải trọng của xe ô tô kinh doanh vận tải diễn biến phức tạp

Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình vừa có Công điện gửi các Bộ: GTVT, Công an, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.

Nội dung công điện nêu rõ, sau hơn 2 năm thực hiện siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, tình hình trật tự ATGT đã chuyển biến tích cực, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ô tô kinh doanh vận tải liên tục được kéo giảm, tỷ lệ xe ô tô vi phạm quy định về tải trọng giảm sâu xuống dưới 10%.

Tuy nhiên, Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, thời gian gần đây, tai nạn giao thông (TNGT) cũng như hiện tượng vi phạm tải trọng của xe ô tô kinh doanh vận tải diễn biến phức tạp. Đặc biệt, từ ngày 28/4 – 12/5/2016, cả nước đã xảy ra 33 vụ TNGT liên quan đến xe ô tô khách, ô tô tải và xe chở container, làm chết 27 người và bị thương 83 người, trong đó có 5 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, hiện tượng xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải công trình, nông sản, gỗ, hàng đông lạnh... có dấu hiệu vi phạm tải trọng hoạt động trên địa bàn các tỉnh biên giới phía bắc, các tỉnh Tây Bắc, khu vực ngoại thành và một số công trình trong nội thành Hà Nội, các tỉnh khu vực Tây Nguyên, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, gây mất trật tự ATGT, phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông, khiến dư luận và người dân bức xúc.

Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng trên là do hành vi vi phạm quy định pháp luật của lái xe như vi phạm nồng độ cồn, vượt sai quy định, vi phạm tốc độ, lái xe ô tô vi phạm tải trọng, chở quá số người quy định... Tuy nhiên, nguyên nhân gốc của tình trạng trên là do sự yếu kém trong quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải, tình trạng “khoán trắng” cho lái xe tự lo khai thác hàng hoá, tìm kiếm hành khách. Đồng thời, dư luận cũng phản ảnh về một bộ phận trong lực lượng thực thi công vụ còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa làm tròn trách nhiệm, thậm chí còn có hiện tượng dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm của lái xe, chủ xe.

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về trật tự ATGT, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2016, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện, đào tạo sát hạch cấp phép lái xe; bổ sung quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với chủ phương tiện kinh doanh vận tải, cơ sở đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý nhà nước và người thực thi công vụ về trật tự an toàn giao thông; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu thị trường vận tải đi vào chiều sâu, nâng cao thị phần vận tải đường thuỷ, hàng hải, đường sắt và hàng không, giảm áp lực cho vận tải đường bộ.

Bộ GTVT tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với Sở GTVT các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về chuyên ngành giao thông vận tải đối với lực lượng Thanh tra giao thông vận tải tại địa phương.

Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải toàn quốc phối hợp với lực lượng của ngành Công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, xếp hàng lên xe ô tô; chú trọng kiểm tra tại các trụ sở đơn vị kinh doanh vận tải, các điểm tập kết phương tiện (bến xe khách, bến xe hàng, các điểm xếp, dỡ hàng hoá lên phương tiện), tước giấy phép lái xe, thu hồi phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải đối với chủ phương tiện cố tình vi phạm, tái phạm nhiều lần theo đúng quy định của pháp luật; đổi mới phương thức kiểm tra, tránh gây phiền hà đối với đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe.

Chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị, khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, tổng hợp thông tin các phương tiện vi phạm về tốc độ, hành trình, dừng đỗ,... gửi cho Sở GTVT địa phương để xử lý theo quy định pháp luật đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng cục. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh, khai thác đường bộ và đường cao tốc khẩn trương hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống cân tự động tại các trạm thu phí trên các quốc lộ và cao tốc.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng cảnh sát khác và ngành GTVT tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm của lái xe và chủ xe kinh doanh vận tải, đặc biệt là hành vi vi phạm nồng độ cồn, sử dụng chất ma tuý, vi phạm tốc độ, chở quá số người quy định, chở hàng hoặc xếp hàng lên xe ô tô vượt quá tải trọng cho phép; cưỡng chế, trấn áp các hành vi chống người thi hành công vụ; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của lực lượng thực thi công vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát xác minh và xử lý nghiêm những người thực thi công vụ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, bao che, dung túng cho các lái xe, chủ xe kinh doanh vận tải có hành vi vi phạm; định kỳ gửi thông tin những chủ xe, lái xe kinh doanh vận tải bị xử phạt cho ngành GTVT để xử lý theo quy định..

Phối hợp với Bộ GTVT tổ chức sơ kết Kế hoạch phối hợp số 12593 về việc phối hợp thực hiện  việc tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải thiết kế của xe hoặc quá tải trọng cho phép của cầu, đường đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô tô, công tác kiểm soát tải trọng xe, về ảnh hưởng của xe quá tải đến kết cấu hạ tầng giao thông, cuộc sống của từng người dân cũng như an toàn giao thông; biểu dương những gương người tốt việc tốt trong công tác này.

Trưởng ban ATT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, chính quyền cấp huyện, xã khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến và các cơ sở hậu cần vận tải, công bố và tổ chức quản lý các điểm đón, trả khách dành cho xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho các đơn vị kinh doanh vận tải; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.