• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Phân lại kinh phí ATGT 70% cho địa phương thực hiện thế nào?

23/11/2017, 13:02

Tiền xử phạt vi phạm hành chính của Cục CSGT, CSGT và công an các địa phương đều chuyển vào ngân sách.

5

Ông Võ Thành Hưng

Theo Nghị quyết về phân bổ ngân sách T.Ư năm 2018 được Quốc hội thông qua hôm 14/11, trong giai đoạn 2018-2020, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư cho ngân sách địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT phần ngân sách T.Ư được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành. PV Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách (Bộ Tài chính) để làm rõ hơn vấn đề cách thức phân bổ, điều phối nguồn kinh phí này.

Thưa ông, quy định về thu, chi trong đảm bảo ATGT đang được thực hiện có vướng mắc gì không?

Trước năm 2015, 70% số thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong đảm bảo ATGT được chuyển cho lực lượng Công an và 30% cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ của địa phương.

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm ATGT thu về ngân sách T.Ư năm 2016 khoảng 2.400 tỷ đồng.

Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, tất cả các khoản xử phạt đều đưa vào cân đối ngân sách nhưng vẫn đảm bảo cho các lực lượng bảo đảm ATGT trên địa bàn và cũng vẫn áp dụng tỷ lệ trên.

Đến khi Luật Ngân sách có hiệu lực từ 1/1/2017 quy định: Khoản xử phạt do lực lượng đảm bảo ATGT T.Ư thực hiện thì chuyển về ngân sách T.Ư, do lực lượng địa phương thực hiện thì để lại địa phương. Do đó, từ năm 2017, Bộ Tài chính đã bố trí dự toán cho Bộ Công an tương ứng với phần xử phạt của lực lượng này theo quy định của Luật Công an nhân dân. Theo đó, tiền xử phạt vi phạm hành chính của Cục CSGT (Bộ Công an), CSGT và công an các địa phương (trừ công an xã) đều chuyển vào ngân sách. Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội bố trí dự toán cho Bộ Công an.

6
70% tiền xử phạt sẽ được giữ lại ở các địa phương để phân bổ cho các lực lượng làm công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn - Ảnh: K.Linh

Cơ sở nào để Chính phủ quyết định tăng phân bổ kinh phí cho các địa phương trong hoạt động này?

Khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao đổi với các địa phương thì nhận được kiến nghị: Các địa phương, trực tiếp là Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm đảm bảo ATGT trên địa bàn. Và để làm việc ấy, họ phải huy động các lực lượng, trong đó có công an. Để chủ động, các tỉnh muốn có nguồn lực để điều phối hoạt động này. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính tăng thêm nguồn lực cho các địa phương nhưng vẫn đảm bảo các quy định.

Khi Bộ Tài chính xin ý kiến đã đưa ra hai phương án. Một là, điều hòa nguồn thu giữa các địa phương bởi có địa phương thu cao, có địa phương thu thấp. Trong đó, những địa bàn trọng điểm thì số xử phạt nhiều và nguồn thu lớn, còn những địa bàn vùng sâu, vùng xa như Bắc Kạn chẳng hạn, lưu lượng giao thông rất ít nên phần xử phạt cũng rất ít nhưng vẫn phải duy trì lực lượng bảo đảm ATGT nên có thể thu không đủ chi. Phương án này phải dựa trên các tiêu chí cụ thể nên để thực hiện thì Bộ Công an xây dựng tiêu chí căn cứ vào yêu cầu của các địa phương.

Phương án thứ hai, là căn cứ trên số phát sinh thực tế của các địa phương sẽ bổ sung 70% số thu vào ngân sách T.Ư cho địa phương. Và đa số các địa phương chọn phương án này.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án này để trình Quốc hội.

Phương án này bao giờ có thể áp dụng, thưa ông?

Sau khi Bộ Tài chính báo cáo, Chính phủ cũng có Nghị quyết quy định phân cấp theo cơ chế cơ quan T.Ư phạt thì vẫn phân cấp về ngân sách T.Ư, địa phương về địa phương. Trong số chuyển về ngân sách T.Ư, Bộ Công an được phân bổ và sử dụng trực tiếp khoảng 30% số này. Còn 70% số tiền T.Ư thu được thì bổ sung cho địa phương. Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện để các địa phương có nguồn bố trí các lực lượng, trong đó có lực lượng công an mà địa phương huy động.

Sau này, trên cơ sở số tiền bổ sung cùng với tiền địa phương xử phạt vẫn đang được hưởng, các địa phương phải dùng kinh phí ấy chi trả cho các lực lượng đảm bảo ATGT trên địa bàn.

Cảm ơn ông!

7

 

Ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình kiêm Phó ban ATGT tỉnh:

Từ trước đến nay và tại tất cả các cuộc họp ATGT ở T.Ư, các địa phương đều phản ánh việc thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đưa về ngân sách T.Ư gây khó khăn cho công tác điều hành, đảm bảo ATGT tại địa phương. Vì vậy, các địa phương đều đề nghị được để lại số tiền đó cho các địa phương thực hiện các hoạt động đảm bảo ATGT ngay tại địa phương.

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, số tiền thu phạt đều phải nộp về ngân sách T.Ư, nhưng riêng nguồn thu từ việc xử phạt vi phạm giao thông, các địa phương đều đề nghị để lại cho địa phương. Bởi lẽ, các hoạt động đảm bảo TTATGT là hoạt động đặc thù, mang tính cấp bách của địa phương. Nó phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Có những việc đòi hỏi phải làm ngay để giảm thiểu các thiệt hại không đáng có như: Sửa chữa các hư hỏng, sự cố phát sinh, xóa điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên đường.... Thế nhưng, vì nguồn tiền nằm ở T.Ư nên quá trình thực hiện phải qua nhiều bước, nhiều đợt khiến tất cả các công tác này đều bị chậm, ảnh hưởng đến việc đảm bảo TTATGT tại địa phương.

Ngoài ra, hiện nguồn kinh phí chi cho các lực lượng trực tiếp làm công tác này cũng rất ít ỏi và bị vướng nhiều mặt. Nhiều khi anh em CSGT, TTGT đi làm ngoài giờ, đêm hôm khó khăn vất vả nhưng nguồn chi không có hoặc có thì cũng chưa đáp ứng yêu cầu.

8

 

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT Quảng Ninh:

Những năm trước, theo Thông tư 137 của Bộ Tài chính, toàn bộ số tiền xử phạt được chuyển về ngân sách T.Ư, địa phương không được trực tiếp sử dụng để thực hiện các hoạt động bảo đảm TTATGT và luôn ở thế bị động. Với việc được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư cho ngân sách địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT, tỉnh sẽ chủ động trong mọi hoạt động bảo đảm ATGT, từ khâu lập kế hoạch ngay từ đầu năm cho đến các chương trình hoạt động thực tiễn. Khi địa phương đã cố định được kinh phí trong một năm thì sẽ không còn bị động trong công tác bảo đảm ATGT.

9

 

Ông Nguyễn Quang Thanh, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Phú Thọ:

Từ năm 2016 trở về trước, địa phương được giữ 30% tiền xử phạt vi phạm ATGT thì sẽ phân chia 10% cho Ban ATGT tỉnh, 10% cho Ban ATGT huyện và 10% cho Thanh tra Sở GTVT. Với việc tới đây địa phương được giữ 70% tiền xử phạt vi phạm ATGT, sau khi có Thông tư hướng dẫn, tỉnh sẽ cân nhắc và có phương án phân bổ cụ thể cho các lực lượng làm công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn. Lúc đó, Ban ATGT tỉnh sẽ lên dự toán ngân sách chi cho các hoạt động đảm bảo ATGT như: khắc phục điểm đen, lắp đặt cọc tiêu, biển báo, duy trì các mô hình đảm bảo ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, các hoạt động tuyên truyền ATGT, lương cho cán bộ, nhân viên của phòng ban,… sao cho hợp lý và hiệu quả.

Văn Thanh - Yến Chi - Hữu Tuấn (Ghi)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.